4 Nguyên nhân – Cách khắc phục trẻ em bị sưng lợi chân răng tốt nhất

Trẻ em thường hay sưng lợi chảy máu chân răng là một hiện tượng thường gặp. Đa phần là do thói quen sinh hoạt ăn uống và vệ sinh không đảm bảo dẫn đến trẻ em bị sưng lợi chân răng. Tuy nhiên chảy máu chân răng trên trẻ em cũng có thể do các bệnh lý về răng miệng. Dưới đây, hãy cùng Delia phân tích nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục an toàn nhất.

Trẻ em bị sưng chân răng

Trẻ em bị sưng chân răng

4 Nguyên nhân trẻ em sưng lợi chân răng

Dưới đây là 5 nguyên nhân trẻ em bị sưng chân răng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý và khắc phục cho trẻ cụ thể:

Do dùng bàn chải đánh răng quá cứng

Răng của trẻ còn khá yếu nếu như sử dụng các loại bàn chải có có lớp lông cưng làm như thế có thể làm tổn thương đến nướu và còn có nguy cơ trẻ em bị sơn lợi chân răng. Chưa dừng lại ở đó nếu như các bậc phụ huynh không hướng dẫn trẻ em các vệ sinh răng miệng sao cho đúng cách, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về răng miệng.

Nguyên nhân do dùng bàn chải quá cứng

Nguyên nhân do dùng bàn chải quá cứng

Do chăm sóc răng miệng chưa tốt

Để hình thành cho trẻ em một thói quen tự chăm sóc răng miệng cần có một khoảng thời gian dài và cần phụ huynh giám sát đồng hành cùng với con. Rất nhiều trẻ em đánh răng không đánh răng đúng cách và chăm sóc răng miệng sao cho phù hợp. Tình trạng này nếu kéo dài, thức ăn dư thừa mắc lại kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Đặc biệt trẻ em rất thích đồ ngọt và ăn bất cứ khi nào trẻ thích, bố mẹ cần kiểm soát được việc này nếu không muốn trẻ bị sưng lợi chân răng.

Nguyên nhân chăm sóc răng chưa tốt

Nguyên nhân chăm sóc răng chưa tốt

Do chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng chưa tốt cũng có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, trong đó thiếu hụt như vitamin C, vitamin K, B2 và kẽm cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị sưng lợi chân răng.

Do bệnh lý

Bố mẹ cần lưu ý đến đối với các trường hợp về răng miệng của trẻ vì cần điều trị sớm tránh ảnh hưởng sức khỏe răng miệng sau này cụ thể:

  • Viêm loét niêm mạc lưỡi: Cơ thể bị nóng kết hợp với vệ sinh không đúng cách thức ăn cay nóng thường gây nhiệt miệng. Kết hợp với vi khuẩn tấn công dễ gây đến tình trạng sưng lợi chân răng. Hãy cho trẻ ăn những đồ có tính mát hại chế ăn những thứ cay nóng và điều trị nếu đau đớn ảnh hưởng ăn uống của trẻ.
  • Viêm lợi mọc răng: Trong giai đoạn trẻ mọc răng, trẻ thường bị sưng lợi và chân răng nhú lên đi kèm sốt kéo dài gây khó chịu cho trẻ. Bạn nên để ý đến con nhỏ nhiều hơn.
  • Sưng lợi chảy máu chân răng có mủ: Sưng lợi có mủ là tình trạng nhiễm trùng do vệ sinh răng miệng chưa thật sự tốt và đúng nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng này xảy ra nhiều đối với trẻ đang mọc răng. Để đánh giá chính xác được tình trạng và mức độ của bệnh bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để được tư vấn điều trị cho trẻ sớm nhất.

Nguyên nhân do bệnh lý khác khiến trẻ bị sưng chân răng

Nguyên nhân do bệnh lý khác khiến trẻ bị sưng chân răng

Cách xử lý khi trẻ em bị sưng lợi chân răng

Việc trẻ em bị sưng lợi chân răng là điều khó tránh khỏi bởi chúng thích đồ ngọt và ăn uống những gì mà trẻ thích. Để khắc phục bố mẹ cùng trẻ thực hiện tốt các phương pháp sau:

Xử lý tại chỗ khi trẻ em bị sưng chân răng

Nếu trường hợp chỉ là trong giai đoạn nhẹ thì các bậc phụ huynh cần chăm sóc cho trẻ như:

  • Cạo vôi răng, làm sạch răng miệng để phòng ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước trà xanh để sát khuẩn và giảm sưng.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để tránh làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Không dùng các thức ăn có gia vị chua, cay, mặn vì có thể làm lan rộng vùng sưng.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như súp lơ xanh, cải xoăn, khoai lang, đu đủ…

Nếu vùng sưng vẫn chưa gây đau nhức dữ dội hoặc chảy nhiều máu, Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh hỗ trợ chống sưng, viêm.

Sử lý nếu là trường hợp sưng chân răng ở mức nhẹ

Sử lý nếu là trường hợp sưng chân răng ở mức nhẹ

Điều trị tại nha khoa khi trẻ bị sưng chân răng

Đối với trẻ đã có tình trạng xuất hiện mủ mà phụ huynh không thể kiểm soát hãy đưa trẻ đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và điều trị cho trẻ cụ thể:

  • Bác sĩ tiến hành làm sạch vôi răng dưới nướu cũng như các túi chứa vi khuẩn giữa nướu và răng.
  • Nếu sưng nướu chân răng do mọc răng khôn, người bệnh sẽ được kiểm tra và tư vấn nhổ bỏ răng khôn nếu tình trạng sưng viêm nghiêm trọng,
  • Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Trường hợp sưng nướu chân răng đã ảnh hưởng tới các mô mềm khác, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu bị tổn thương, ghép thêm vạt nướu nếu cần để tránh làm răng lung lay, lỏng lẻo, mất răng.

Điều trị tại nha khoa nếu không thể kiểm soát

Điều trị tại nha khoa nếu không thể kiểm soát

Chăm sóc răng miệng cho trẻ sau khi trẻ bị sưng lợi chân răng

Sau khi trẻ đã được điều trị sưng lợi chân răng các bậc phụ huynh cần chú ý và hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách và làm sao để giữ cho răng của trẻ ko bị sưng lợi chân răng cụ thể.

Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách 

Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm là một phần quan trọng giúp trẻ hình thành sớm thói quen chăm sóc răng miệng giúp trẻ duy trì được sức khỏe toàn diện. Dưới đây là một số gợi ý chăm sóc răng miệng cho trẻ:

  • Hình thành thói quen: Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng từ khi chúng còn nhỏ. Sau khi bé bắt đầu mọc răng bạn có thể sử dụng bàn chải mềm và một ít kem đánh răng không chứa flour để chải răng cho bé thực hiện đều đặn 2 lần 1 ngày để bảo vệ răng của bé được chắc khỏe.
  • Chọn loại bàn chải phù hợp: Chọn bàn chải cho trẻ có lông mềm và đầu bàn chải nhỏ phù hợp với kích thước miệng của bé. Đầu bàn chải đảm bảo thay cho bé theo định kỳ khi nó đã cũ để bảo vệ răng của trẻ.
  • Sử dụng kem đánh răng cho trẻ: Sử dụng loại kem đánh răng có chứa flour có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng từ 2 năm tuổi. HÃy sử dụng một lượng nhỏ và giúp bé đánh răng.
  • Hướng dẫn bé đánh răng: Khi bé đủ lớn nên để trẻ tự đánh răng, hãy hướng dẫn bé đúng cách và đặc biệt là chải kỹ bề mặt lưỡi của bé.
  • Thăm khám định kỳ: Hãy đưa trẻ đi khám định kỳ tại nha khoa 6 tháng 1 lần để các bác sĩ có thể vệ sinh và phòng ngừa các vấn đề về răng miệng đặc biệt là tránh được việc trẻ em bị sưng lợi chân răng.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách tránh sưng lợi chân răng

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách tránh sưng lợi chân răng

Xem thêm chi tiết:

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết

Bố mẹ cần bổ sung cần thiết cho cơ thể trẻ em như các vitamin C, vitamin nhóm B trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch hơn thế nó cùng làm giảm sưng lợi chân răng kết quả sẽ trông thấy rõ.

Lấy cao răng

Nếu trẻ đã mọc đủ răng vĩnh viễn bố mẹ cần duy trì thói quen cho trẻ đến các nha khoa uy tín để lấy cao răng 6 tháng 1 lần. Cao răng là các mảng bám cứng đầu khó có thể loại bỏ bằng các cách như đánh răng thông thường được, nên đưa trẻ đến nha khoa, các bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị triệt để cho trẻ, giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe răng miệng

Hy vọng với những thông tin này, các bậc phụ huynh cần để ý con em mình nhiều hơn hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách và chăm sóc răng miệng thật tốt để trẻ có hàm răng chắc khỏe