Kiến thức nha khoa

Răng bé bị vàng mòn phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả nhất

Răng bé bị vàng mòn phải làm sao? Ngay trong bài viết dưới đây, nha khoa Delia sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến răng bé bé bị ố vàng và cách chữa răng bé bị vàng mòn phù hợp, đảm bảo tiêu chí an toàn và hiệu quả nhất.

Răng bé bị vàng mòn phải làm sao

Răng bé bị vàng mòn phải làm sao

Nguyên nhân răng bé bị vàng mòn

Hiện tượng trẻ bị vàng răng, xỉn màu khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng, hoặc phần nhỏ là do yếu tố di truyền.

Các nguyên nhân khiến trẻ bị vàng răng cụ thể như sau:

  • Răng trẻ bị ố vàng do bẩm sinh thiếu sản men răng: Thiếu sản men răng là hiện tượng do di truyền từ bố mẹ, do các thành phần men răng bị xáo trộn hoặc thiếu hụt khiến răng của trẻ không được trắng ngà mà ố vàng, sạm màu ngay từ khi mới mọc răng.
  • Do trong quá trình mang thai, mẹ có sử dụng một số loại thuốc kháng sinh: Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ điều trị bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu, phải sử dụng thuốc kháng sinh mà trong đó có lượng lớn chất tetracycline thì sẽ làm đổi màu men răng của thai nhi. Nhưng sẽ tùy vào liều lượng người mẹ sử dụng ít hay nhiều mà răng sữa của trẻ bị ố vàng.
  • Chế độ ăn uống dẫn đến răng bé bị ố vàng: Trẻ em thường hay thích ăn những món ăn ngọt như bánh kẹo, socola, uống nước ngọt… Chính những thói quen này của trẻ khiến cho răng bị sâu do mảng bám thức ăn nhiều đường tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng miệng của trẻ khiến răng bé bị sâu. Răng của trẻ lúc này sẽ xuất hiện những đốm đen li ti, xỉn màu răng.

Bé an nhiều đồ ngọt khiến răng nhanh bị ố vàng và sâu răng

Bé an nhiều đồ ngọt khiến răng nhanh bị ố vàng và sâu răng

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Nếu trẻ không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc thực hiện đánh răng không đúng cách thì sẽ dẫn đến tình trạng mảng bám vẫn tích tụ trong khoang miệng. Từ đó khiến cho bé bị vàng răng.
  • Sử dụng nhiều fluor: Một nguyên nhân khác khiến cho trẻ bị vàng răng là nhiễm màu fluor. Mặc dù fluor giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng, ngăn ngừa sâu răng nhưng nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều nó cũng khiến cho răng bị đổi màu. Bởi vì fluor làm tăng mảng bám men răng, khiến chúng khó được làm sạch. Thông thường, trẻ hấp thụ chất này trong các loại đồ uống hoặc do nuốt phải kem đánh răng có chứa fluor.
  • Chấn thương răng: Nếu xảy ra tình trạng chấn thương tác động đến các mạch máu xung quanh răng thì cũng sẽ làm tổn thương men răng khiến răng dễ bị đổi màu, ố vàng.
  • Một số bệnh lý của cơ thể: Các bệnh lý cơ thể liên quan đến gan, thận thì có biểu hiện làm răng bị xỉn màu, ố vàng. Điển hình là các vấn đề về vàng da, viêm gan. Vì thế, nếu phát hiện trẻ bị vàng răng kèm với một số biểu hiện lạ của cơ thể thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để có thể phát hiện ra bệnh lý và điều trị sớm nhất.

Răng trẻ bị ố vàng có thể do bẩm sinh hoặc các yếu tố thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng

Răng trẻ bị ố vàng có thể do bẩm sinh hoặc các yếu tố thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng

Răng trẻ bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?

Xét về thẩm mỹ, răng của trẻ bị vàng làm cho hàm răng mất đi màu trắng đẹp tự nhiên của răng, khiến cho nụ cười của bé kém xinh xắn.

Về vấn đề sức khỏe, răng sữa của bé bị vàng, nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến mòn chân răng, giảm độ chắc khỏe cho răng và còn khiến răng trẻ bị đau nhức, ăn uống kém ngon miệng. Hầu hết bé bị viêm nướu, sâu răng cũng từ vấn đề vàng răng, mảng bám tích tụ không được làm sạch loại bỏ khiến vi khuẩn xâm nhập vào răng và gây bệnh.

Thực tế, nhiều cha mẹ có suy nghĩ là răng sữa sau này sẽ thay bằng răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc nhiều, đây là điều hoàn toàn sai lầm. khi cấu trúc hàm, chân răng, nướu bị yếu đi sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến răng mọc vĩnh viễn, răng bị vàng dễ hơn và có thể mắc nhiều bệnh về răng nướu.

Răng ố vàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe, đau răng ăn không ngon

Răng ố vàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe, đau răng ăn không ngon

Xem thêm ngay:

Cách chữa răng bé bị vàng theo nhóm tuổi

Quá trình hình thành và phát triển răng của trẻ trải qua nhiều giai đoạn với các cột mốc độ tuổi khác nhau. Cùng với đó, tính chất và đặc điểm của răng khác nhau sẽ quyết định tới răng của trẻ bị ố vàng phải làm sao? Nếu các nguyên nhân do yếu tố ngoại sinh thì có thể khắc phục tại nhà, nhưng nếu nguyên nhân từ yếu tố nội sinh thì bạn nên dẫn trẻ tới nha khoa.

Cách chữa răng bé 1 tuổi bị vàng

Giai đoạn này răng của trẻ mới bắt đầu mọc nên rất dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Mặc dù chỉ mới ăn sữa mẹ hay ăn bột nhưng nếu không chăm sóc kỹ thì cũng khiến cho răng của trẻ bị vàng.

Với thời điểm này thì cha mẹ chỉ nên sử dụng nước muối để vệ sinh miệng cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể đưa bé đến phòng khám nha khoa để được tư vấn kỹ hơn.

Vệ sinh răng trẻ từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Vệ sinh răng trẻ từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Cách chữa răng bé 2 tuổi bị ố vàng

Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn nhai các loại thực phẩm khác nhau. Vì thế tình trạng răng bị vàng thường thấy ở độ tuổi này. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến vấn đề răng miệng của trẻ và điều trị chữa vàng răng với lời khuyên sau:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm bám màu như đồ ngọt, đồ uống có gas…
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Không được tự ý tẩy trắng răng tại nhà cho trẻ.
  • Đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị.

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Chữa răng vàng cho trẻ từ 6 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ thay răng sữa, nhưng lúc này nền răng vẫn còn khác yếu. Việc tác động các kỹ thuật tẩy trắng răng càng dễ làm ảnh hưởng tới men răng của trẻ.

Vì thế, ở giai đoạn này, cha mẹ chỉ cần giữ gìn, vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ là được.

Với  trẻ từ 10 tuổi, phần lớn qua độ tuổi này, răng vĩnh viễn đã mọc đủ và nền răng cũng đã tương đối chắc khỏe. Vì thế mà cha mẹ có thể đưa trẻ đến nha khoa để thực hiện trị vàng răng theo một số cách như dán răng sứ, bọc răng sứ, tẩy trắng răng…

Hướng dẫn bé chăm sóc răng đúng cách

Hướng dẫn bé chăm sóc răng đúng cách

Các bác sĩ khuyên nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như kịp thời phát hiện điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.

Nha khoa Delia –  địa chỉ chăm sóc phục hình răng miệng sở hữu một loạt những ưu điểm nổi trội được đông đảo khách hàng lựa chọn. Nha khoa thẩm mỹ quốc tế Delia với các dịch vụ bọc răng sứ, niềng răng, trồng răng implant, cầu răng sứ, hàm tháo lắp hiệu quả, an toàn, chất lượng cao…

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ qua số hotline 0763.29.6666 để được hỗ trợ nhanh nhất.