Kiến thức nha khoa

Răng khôn mọc ở đâu? Biểu hiện, triệu trứng mọc răng khôn bị lệch

Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc ở phía trong cung hàm. Mọc răng khôn gây ra những triệu chứng đau nhức khó chịu. Vậy có cách nào làm giảm đau khi mọc răng khôn không? Xử lý triệt để tình trạng đau nhức như thế nào?

Răng khôn là răng số 8 tính từ răng cửa xuống cuối 2 khung hàm

Răng khôn là răng số 8 tính từ răng cửa xuống cuối 2 khung hàm

Răng khôn mọc ở đâu? Tại sao lại mọc răng khôn?

Răng khôn là răng hàm lớn thứ ba, hay còn gọi là răng số 8, mọc ở vị trí trong cùng, kế cận răng số 7 trên cung hàm và hướng về phía vòm họng. Răng khôn mọc sau cùng, thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi, hoặc hơn đối với một số trường hợp.

Theo lý thuyết, hàm răng của một người trưởng thành thường sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước (răng cối nhỏ), 8 răng hàm sau (răng cối to) và 4 răng khôn. Vì răng khôn mọc cuối cùng nên không có chỗ trống trong cung hàm, nó sẽ gây hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm đâm vào các răng khác.

4 triệu chứng mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn thường có 4 triệu chứng cơ bản như: sưng viêm lợi vị trí răng khôn, chảy máu chân răng khôn, có thể gây đau răng hàm, gây ốm sốt

Sưng, viêm lợi vị trí mọc răng khôn

Triệu chứng mọc răng khôn phổ biến nhất là phần nướu nơi mọc răng khôn sẽ đỏ và sưng (viêm). Triệu chứng này sẽ dễ dàng quan sát hơn nếu răng khôn mọc ở hàm dưới. Trong trường hợp răng khôn mọc ở hàm trên, Khách hàng có thể dùng lưỡi và nhẹ nhàng cảm nhận độ sưng của nướu.

Khi mọc răng khôn, dấu hiệu đau nướu là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do khi trồi lên, răng khôn sẽ khiến các mô của nướu bị kích thích. Theo đó, một số Khách hàng chỉ bị ê buốt nhẹ hoặc không có cảm giác khi mọc răng khôn. Với một số khác, răng khôn có thể làm Khách hàng vô cùng đau nhức và không thể ăn nhai được bình thường.

Mọc răng khôn gây sưng viêm tại vị trí răng khôn mọc

Mọc răng khôn gây sưng viêm tại vị trí răng khôn mọc

Chảy máu chân răng khôn

Việc răng khôn mọc lệch, lợi trùm sẽ khiến cho quá trình ăn uống khó chịu hơn. Đặc biệt nếu bạn ăn đồ quá cứng thì sẽ gây tổn thương phần lợi trùm, gây chảy máu chân răng khôn.

Mọc răng khôn có thể bị đau răng hàm

Đau nhức răng là dấu hiệu răng khôn mọc thường gặp nhất. Những cơn đau nhức từ bên trong dù răng chưa mọc lên khiến người bệnh khó chịu. Thậm chí không thể ăn uống và mất ngủ vì những cơn đau liên tục. Thông thường, cơn đau này kéo dài dữ dội và mạnh hơn khi răng từ từ nhú ra khỏi nướu. Cảm giác này xuất hiện kể cả khi răng khôn mọc thẳng hoặc mọc ngầm.

Ngoài ra, răng mọc lên ở vùng xương hàm sẽ bị tác động từ bên trong. Kết hợp với đó là tình trạng đau nhức khiến hàm bị co cứng và không thể há to như bình thường.

Mọc răng khôn có cảm giác đau răng hàm

Mọc răng khôn có cảm giác đau răng hàm

Mọc răng khôn có thể gây sốt

Một số trường hợp khi mọc răng khôn cơ thể sẽ mệt mỏi và thậm chí bị “hành” sốt kéo dài. Từ đó, khiến cho nướu sưng đỏ và cơ miệng không cử động linh hoạt như trước.

Mọc răng khôn có thể bị ốm sốt

Mọc răng khôn có thể bị ốm sốt

Tác hại của mọc răng khôn

Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi, răng khôn không đau hay răng khôn mọc thẳng thì có ảnh hưởng gì về sau không. Thường răng khôn mọc chuẩn bạn có thể lựa chọn nhổ hoặc không nhổ. Tuy nhiên đối với trường hợp răng khôn mọc lệch bạn nên có hưởng nhổ càng sớm càng tốt. 5 tác hại nghiêm trọng nếu bạn không nhổ răng khôn sớm:

Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm

Khi răng khôn không có đủ không gian để mọc, chúng có thể bị kẹt lại hoặc mọc chồng chéo trong hàm răng. Điều này có thể gây đau và sưng ở vùng hàm răng xung quanh răng khôn.

Răng bị nướu trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm có mủ, viêm quanh chân răng cấp. Thậm chí viêm răng khôn có thể gây tử vong do nhiễm trùng máu.

Răng khôn mọc lệch gây u nang xương hàm

Răng khôn mọc lệch còn có thể gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thậm chí răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm. Nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.

Răng số 8 mọc lệch gây sâu răng 

Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh gây sâu răng. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.

Mọc răng khôn có thể gây viêm lợi, u nang, sâu răng,...

Mọc răng khôn có thể gây viêm lợi, u nang, sâu răng,…

Rối loạn phản xạ và cảm giác

Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Mặt khác, răng khôn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.

Gây áp lực lên các răng lân cận

Răng khôn chính là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng răng chen chúc nhau vì răng khôn thường mọc lệch do thiếu chỗ trên xương hàm.

Răng khôn mọc lệch có thể tạo ra áp lực lên các răng lân cận, làm cho chúng chuyển vị hoặc nghiêng mất thăng bằng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp tổng thể của hàm răng và dẫn đến các vấn đề về hình dáng và chức năng của răng. 1 răng khôn mọc kẹt cũng có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh

Nếu răng khôn mọc lệch đè lên răng lân cận, nó có thể gây ra sự va đập liên tục và dẫn đến việc hình thành vết nứt trên bề mặt của răng.

Răng khôn mọc tác động lên các răng lân cận

Răng khôn mọc tác động lên các răng lân cận

Cách xử lý khi mọc răng khôn

Nhổ răng khôn là giải pháp tốt nhất để trị dứt điểm các biến chứng khi răng khôn mọc lệch, tuy nhiên có thể bạn chưa đủ điều kiện sức khỏe hay các yếu tố ngoài cảnh mà bạn chưa thể nhổ răng khôn, có thể tham khảo ngay cách giảm sưng răng khôn nhanh nhất dưới đây:

Cách giảm sưng răng khôn

  • Chườm đá lạnh

Chườm đá có tác dụng giảm viêm, gây tê tạm thời các mô mềm. Vì vậy bạn nên sử dụng một túi nước đá hoặc cho đá vào bên trong 1 chiếc khăn để chườm lên má tại vị trí răng khôn mọc. Chườm trong khoảng 15 phút trước khi đi ngủ để làm giảm bớt cơn đau.

Trườm đá lạnh giúp giảm đau răng khôn nhanh chóng nhất

Trườm đá lạnh giúp giảm đau răng khôn nhanh chóng nhất

  • Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên, vì thế súc miệng bằng nước muối có thể giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể hòa tan 2 thìa cà phê muối với 1 cốc nước, sau đó ngậm khoảng 10-15 phút rồi nhổ ra.

  • Uống thuốc giảm đau

Để làm giảm tình trạng đau nhức, sưng do mọc răng khôn thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Để biết được cụ thể loại thuốc nào phù hợp với tình trạng của bạn. tốt nhất bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn hướng giải quyết.

Loại bỏ răng khôn triệt để

Những cách trên chỉ có thể giúp làm giảm tạm thời những cơn đau khi mọc răng khôn. Chính vì vậy, nếu như bạn không muốn cảm giác đau đớn tái phát nhiều lần, tốt nhất nên loại bỏ răng khôn nhanh chóng.

Răng khôn có thể được nha sĩ nhổ bỏ trong phẫu thuật nha khoa hoặc tại bệnh viện bởi bác sĩ nha khoa. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào vùng bị ảnh hưởng để làm tê cơn đau khi phẫu thuật. Người thực hành sẽ tạo áp lực lên răng để làm mất răng khỏi ổ răng.

Các vết cắt nhỏ được thực hiện xung quanh răng, và răng khôn có thể được cắt thành nhiều miếng nhỏ hơn trước khi loại bỏ. Thủ tục này là một thủ tục ngắn, thường chỉ mất vài phút nhưng có thể kéo dài đến 20 phút và đôi khi hơn.

Nhổ răng khôn là cách trị triệt để đau răng khôn

Nhổ răng khôn là cách trị triệt để đau răng khôn

Xem thêm ngay:

Mọc răng khôn nên ăn gì?

Những thực phẩm nên ăn khi mọc răng khôn 

Khi mọc răng khôn, nên chọn cho mình những loại thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ nuốt. Bạn có thể tìm đến cháo lỏng, canh soup hay tôm, cá, thịt được xay nhuyễn.

  • Để bổ sung chất xơ có trong rau củ quả bạn nên tìm đến các loại rau xanh, trái cây có tính mát, đồng thời hỗ trợ loại bỏ các mảng bám tốt hơn.
  • Tăng cường các loại nước ép trái cây, rau củ quả như nước cam ép, rau má,… giúp hạ sốt và bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng tốt hơn.
  • Có thể bổ sung thêm Vitamin D từ sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Sau khi uống sữa hãy súc miệng với nước ấm để loại bỏ cặn sữa trong khoang miệng.
  • Tóm lại, khi mọc răng khôn nếu có sưng tấy nên chọn lựa những dạng thực phẩm mềm, dễ nuốt chế biến đơn giản. Không cần phải kiêng khem quá nhiều để tránh mất chất dinh dưỡng.

Khi đau răng khôn nên ăn thức ăn mềm và đảm bảo dinh dưỡng

Khi đau răng khôn nên ăn thức ăn mềm và đảm bảo dinh dưỡng

Xem chi tiết ngay:

Thực phẩm không nên ăn khi mọc răng khôn 

Trong giai đoạn này, ngoài việc cung cấp những thực phẩm cần thiết thì bạn nên kiêng các thực phẩm có tính gây nóng như sau:

  • Nói không với bia rượu hay các chất kích thích khác.
  • Không ăn các món như rau muống, thịt gà, gạo nếp.
  • Kiêng cử hoàn toàn các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Không ăn thực phẩm cứng, khó nhai hay quá dẻo dễ bám vào chân răng.
  • Hạn chế bánh kẹo ngọt, nước uống có gas.
  • Bên cạnh đó cần để ý tới nhiệt độ của thực phẩm để không gây thêm các cơn đau.

Xem chi tiết ngay:

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài 0763.29.6666 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Delia gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!