Kiến thức nha khoa

Đi tìm “hung thủ” gây ra tình trạng ngứa chân răng ít ai biết

Cảm giác khó chịu khi không thể gãi hay can thiệp trực tiếp là những gì mà tình trạng ngứa chân răng gây ra. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nguyên do tại sao chân răng của mình bị ngứa? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn đi tìm “hung thủ” cũng như kiếm tìm giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng ngứa chân răng nhé!

Cảm giác khó chịu khi không thể gãi hay can thiệp trực tiếp là những gì mà tình trạng ngứa chân răng gây ra

Cảm giác khó chịu khi không thể gãi hay can thiệp trực tiếp là những gì mà tình trạng ngứa chân răng gây ra

 

4 “hung thủ” gây ra ngứa chân răng và phương hướng điều trị dứt điểm trong từng trường hợp 

Không phải ngẫu nhiên mà tình trạng chân răng bị ngứa kéo dài liên tục, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Tất cả đều có nguyên nhân của nó. Dưới đây là tổng hợp 4 lý do phổ biến gây ra tình trạng ngứa chân răng có thể bạn chưa biết:

Nướu bị tổn thương và viêm loét

Nướu rất dễ bị thương tổn từ các tác động ngoại lực như tai nạn, chấn thương, va đập mạnh, nghiến răng khi ngủ, xỉa răng bằng tăm,… Bên cạnh đó khi vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách như sử dụng bàn chải có đầu cọ quá cứng, chải răng sai cách,… nướu cũng có thể bị ảnh hưởng.

Một khi nướu bị tổn thương nếu như không điều trị hoặc điều trị sai cách, tình trạng viêm loét, đau, ngứa rát là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí trường hợp xấu nhất người bệnh có thể đối diện với tình trạng viêm nha chu, cấu trúc răng bị ảnh hưởng, lung lay răng và mất răng vĩnh viễn. 

Nướu bị tổn thương khiến răng bị ngứa và khó chịu

Nướu bị tổn thương khiến răng bị ngứa và khó chịu

Để có thể nhận biết ngứa chân răng là do viêm nướu bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu như:

  • Nướu đỏ, sưng và trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn.
  • Chân răng khó chịu, ngứa rát/
  • Nướu dễ chảy máu trong quá trình đánh răng hoặc sử dụng tăm nước/chỉ nha khoa.
  • Miệng có mùi hôi
  • Xuất hiện những khe nứt giữa nướu và răng do nướu bị teo lại.

Cách chữa trị:

Làm thế nào để hết ngứa chân răng do viêm nướu? Bạn có thể cân nhắc việc điều trị nướu bị tổn thương bằng một trong những cách sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau/thuốc chống viêm: Một số loại thuốc phù hợp trong tình trạng này là Acetaminophen, Ibuprofen, Corticosteroid,…
  • Áp dụng các mẹo dân gian như dùng bã trà chườm lên vùng bị viêm nướu, ép lấy nước nha đam xoa nhẹ lên vùng bị viêm hoặc sử dụng nước ép bưởi thoa lên vùng da bị thương tổn. 
  • Đến nha sĩ thăm khám: Đây là cách nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh nhất. Các bác sĩ sẽ làm sạch vùng nướu bị thương tổn và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. 

Tích tụ nhiều mảng bám dẫn đến kích ứng và ngứa chân răng 

Một nguyên nhân khác cũng dẫn tới tình trạng chân răng bị ngứa là do có quá nhiều mảng bám trong răng tích tụ. Điều này xuất phát từ việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách của nhiều người. 

Cụ thể hơn khi đánh răng không sạch, kẽ răng vẫn còn sót lại thức ăn thừa. Khi thức ăn bám lâu trong miệng rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển đồng thời hình thành mảng bám. Dần dần theo thời gian mảng bám sẽ bị vôi hóa trở thành cao răng rất cứng và khó có thể vệ sinh được. Điều này gây ra tình trạng ngứa kèm theo một số dấu hiệu nhận biết khác như:

Tích tụ nhiều mảng bám dẫn đến kích ứng rất dễ gây ra tình trạng khó chịu chân răng

Tích tụ nhiều mảng bám dẫn đến kích ứng rất dễ gây ra tình trạng khó chịu chân răng

  • Răng xỉn màu, ố vàng
  • Mặt răng sần sùi không được láng mịn.
  • Hơi thở có mùi khó chịu,
  • Thức ăn dễ bị giắt trong kẽ răng.
  • Chân răng bị chảy máu.

Cách chữa trị:

Khi mảng bám trên răng quá dày gây ra tình trạng ngứa rát chân răng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được làm sạch cao răng đồng thời chữa trị kịp thời những bệnh hoặc biến chứng do cao răng tích tụ lâu ngày. 

Răng khôn mọc kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu 

Ngoài cảm giác đau nhức, khó chịu, nhiều người khi mọc răng khôn sẽ kèm theo triệu chứng ngứa chân răng. Điều này xuất phát từ việc quá trình mọc răng khôn gây ra áp lực lên những chiếc răng cũng như mô nướu lân cận. 

Răng khôn mọc kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu 

Răng khôn mọc kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu

Một số dấu hiệu khác ngoài ngứa chân răng khi người bệnh mọc răng khôn bao gồm:

  • Sưng và ngứa nướu.
  • Cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài.
  • Mở miệng nói chuyện hay ăn uống gặp nhiều khó khăn và cực kỳ bất tiện.
  • Hơi thở có mùi/
  • Viêm lợi, lợi trùm.
  • Má bị sưng.

Cách chữa trị:

Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật tách nướu (với trường hợp răng khôn mọc thẳng) hoặc nhổ răng khôn (với trường hợp răng không mọc lệch). 

Dị ứng với thành phần của nước súc miệng, kem đánh răng,…

Nếu trong trường hợp vô tình sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng,.. hay bất cứ sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng nào đó chứa thành phần dễ kích thì khả năng cao triệu chứng ngứa cũng sẽ xuất hiện. Ngoài ra nếu dị ứng với thành phần của thuốc, thức ăn,.. điều này cũng có thể hoàn toàn xảy ra.

Ngoài việc ngứa rát khó chịu khi dị ứng bạn cũng có thể xuất hiện triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy toàn thân, khó chịu, nướu mẩn đỏ, răng ê buốt, chân răng ngứa rát,..

Dị ứng khiến răng cảm thấy khó chịu, nổi mẩn đỏ và ngứa

Dị ứng khiến răng cảm thấy khó chịu, nổi mẩn đỏ và ngứa

Cách chữa trị:

Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng thuốc trị dị ứng để cơn ngứa nhanh chóng qua đi. Nếu tình trạng không cải thiện thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị tốt nhất. 

Một số “thủ phạm” khác gây ra tình trạng ngứa chân răng

Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số lý do khác khiến nhiều người đối diện với tình trạng chân răng bị ngứa. Cụ thể như thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì, khi mang thai; hôi miệng, sử dụng răng giả không phù hợp.

Thay đổi nội tiết tố cũng gây ra tình trạng tình trạng khó chịu ở chân răng

Thay đổi nội tiết tố cũng gây ra tình trạng tình trạng khó chịu ở chân răng

Trong những trường hợp này, nếu tình trạng ngứa khó chịu chân răng thường xuyên xuất hiện ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ. Những người có trình độ chuyên môn sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất để cải thiện tình trạng chân răng bị ngứa mà bạn gặp phải. 

Xem thêm ngay các vấn đề về răng miệng:

Những sai lầm tuyệt đối nên tránh khi xuất hiện triệu chứng chân răng bị ngứa

Có rất nhiều người chủ quan và không tìm hiểu kỹ phương pháp điều trị ngứa chân răng trước khi thực hiện, nên rất dẫn tới việc bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng xấu. Do đó tốt nhất bạn cần tránh việc:

Không tìm biện pháp điều trị mà để tình trạng <yoastmark class=

  • Không tìm biện pháp điều trị mà để tình trạng ngứa chân răng kéo dài.
  • Không đến nha sĩ thăm khám khi bệnh tình chuyển biến xấu đi.
  • Tự điều trị bằng cách nghiến hai hàm răng để đỡ ngứa.

Làm thế nào để ngứa chân răng không còn trở thành “nỗi ám ảnh” của nhiều người nữa?

Ngứa chân răng thực sự là một cảm giác cực kỳ khó chịu. Do đó phòng tránh tình trạng này là điều mà tất cả mọi người đều nên làm bằng những biện pháp sau:

Phòng ngừa tình trạng khó chịu ở chân răng bằng cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt

Phòng ngừa tình trạng khó chịu ở chân răng bằng cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày, sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng có chứa fluor, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong, kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa axit  và tinh bột vì có thể ảnh hưởng xấu tới nướu. Thay vào đó bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho răng miệng như sữa, hoa quả, rau xanh,…

Xem thêm ngay:

Lời kết

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi bạn có thể hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị và ngăn ngừa ngứa chân răng hiệu quả. Nếu bạn gặp phải tình trạng này lâu ngày không khỏi, hãy đến Delia để thăm khám và điều trị tình trạng này dứt điểm nhé! Hãy liên hệ số Hotline 076 329 6666 để được đặt lịch khám trước mà không cần phải chờ đợi lâu.