Hiện nay có rất nhiều người đối diện với tình cảnh đau chân răng hàm trên thường xuyên mà không biết nguyên nhân là do đâu. Điều này kéo theo việc họ không biết biết cách khắc phục vấn đề nan giải này là gì. Lâu dần, tình trạng chân răng bị đau sẽ khiến vi khuẩn hoành hành và tình trạng bệnh có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng điều trị của tình trạng ê buốt chân răng hàm trên qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiều người ê buốt chân răng hàm trên thường xuyên mà không biết nguyên nhân là do đâu
Nguyên nhân và giải pháp điều trị đau chân răng hàm trên trong từng trường hợp cụ thể
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau chân răng hàm trên, để giúp bạn có được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất, dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân và phương hướng khắc phục cụ thể:
Sâu răng gây ra tình trạng ê buốt, đau chân răng hàm trên kéo dài
Một trong số lý do phổ biến nhất khiến cho nhiều người thường xuyên đối diện với tình trạng đau chân răng ở hàm chân chính là sâu răng. Điều này xuất phát từ việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng không kỹ càng, đúng cách khiến cho vi khuẩn sâu răng có cơ hội tấn công và phá hủy men răng. Lâu dần vi khuẩn sẽ ăn sâu vào chân răng, tủy răng tạo ra những cơn đau ê buốt, khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết
Ngoài tình trạng ê buốt chân răng hàm trên, sâu răng còn kèm theo các biểu hiện như xuất hiện lỗ sâu màu đen trên răng, đau đầu, sốt, đau răng dai dẳng đặc biệt là khi ăn uống.
Cách điều trị
Tùy thuộc vào mức độ sâu răng mà các bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị khác nhau:
- Sâu răng ở mức độ nhẹ, lỗ sâu chưa lớn: Bác sĩ điều trị sâu rồi hàn trám lỗ sâu để vi khuẩn không sinh sôi và phát triển trở lại.
- Sâu răng ở mức độ năng, lỗ sâu lan rộng ảnh hưởng tới tủy: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy, loại bỏ sâu răng rồi hàn trám hoặc bọc răng sứ cho răng bị tổn thương.
Mọc răng khôn kéo theo tình trạng đau nhức chân răng hàm trên
Đến một độ tuổi nhất định, răng khôn sẽ mọc gây ra tình trạng chèn ép nướu và sưng tấy kể cả trong trường hợp mọc thẳng hay mọc lệch.

Răng khôn mọc lệnh kèm theo triệu chứng đau nhức
Dấu hiệu nhận biết
Khi răng khôn mọc, không chỉ chân răng hàm trên bị đau mà còn kèm theo các dấu hiệu khác như sưng lợi, sốt nhẹ, ăn nhai khó khăn.
Cách điều trị
Tùy trường hợp răng mọc lệch, bác sĩ sẽ khắc phục khác nhau. Cụ thể hơn bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật tách nướu (với trường hợp răng khôn mọc thẳng) hoặc nhổ răng khôn (với trường hợp răng không mọc lệch).
Viêm nha chu gây ra tình trạng đau nhức chân răng hàm trên thậm chí rụng răng
Viêm nha chu hay bệnh viêm nha là tình trạng viêm nướu nặng khi vi khuẩn gây hại xâm nhập vào sâu bên trên những mô nướu, chân răng không được bảo vệ khiến lợi bị tụt. Lâu dần nếu như không chữa trị kịp thời sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu thậm chí là lung lay và mất răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu gây ra tình trạng đau nhức chân răng hàm trên thậm chí rụng răng
Dấu hiệu nhận biết
Ngoài đau nhức chân răng hàm trên, khi bị viêm nha chu người bệnh sẽ thấy phần ướu mềm, sưng đỏ, chảy máu, hơi thở có mùi khó chịu.
Cách điều trị
Hiện nay có 3 cấp độ điều trị viêm nha chu bạn cần biết:
- Điều trị khẩn cấp – tạm thời (khi niêm mạc bị viêm hoặc xuất hiện khối áp xe ở nướu): Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc chống viêm và thuốc kháng sinh để át chế sự phát triển của bệnh.
- Điều trị không phẫu thuật: Lấy cao răng, cố định những răng lung lay, nhổ răng trong trường hợp răng quá yếu không thể giữ lại được.
- Điều trị phẫu thuật (khi hai phương pháp trên không hiệu quả): Bao gồm 3 công đoạn loại bỏ túi nha chu – tái tạo mô và xương nha chu – ghép mô mềm

Hiện nay có 3 cấp độ điều trị viêm nha chu tại nha khoa
Nhai thức ăn quá cứng gây ra tình trạng đau chân răng hàm trên
Mặc dù răng hàm trên có chức năng nhai, căn và nghiền nát thức ăn trước khi nó xuống dạ dày để tiêu hóa tuy nhiên nếu thường xuyên ăn đồ ăn quá cứng, việc răng bị tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí một số đồ ăn quá cứng tạo áp lực ma sát với phần nướu răng có thể gây ra tình trạng chảy máu, sưng viêm.

Nhai thức ăn quá cứng gây ra tình trạng đau chân răng hàm trên
Dấu hiệu nhận biết
Cơn đau chân răng hàm trên chỉ xuất hiện khi cắn hoặc nhai thức ăn quá cứng, răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt, răng sưng, viêm.
Cách điều trị
Trong trường hợp này bạn nên thay đổi thói quen ăn uống. Hãy chuyển sang ăn những đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt và chứa nhiều canxi tốt cho xương và răng. Bạn cũng nên chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách chuyển sang sử dụng kem đánh răng chứa nhiều fluoride.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như răng sứt mẻ, chấn thương,… Dù là nguyên nhân gì thì tốt nhất bạn vẫn nên thăm khám bác sĩ để điều trị sớm, tránh trường hợp không chữa trị khiến cơn đau chân răng hàm trên trở nên nặng và kéo theo nhiều biến chứng khó lường.
Có thể chữa trị đau chân răng hàm trên tại nhà hay không? 3 cách giảm đau tạm thời ngay tại gia
Rất nhiều người thắc mắc ê buốt chân răng hàm trên có thể điều trị ở nhà hay không. Câu trả lời là không nên. Vì những phương pháp chữa trị tại gia chỉ giảm cơn đau nhức tức thời chứ không điều trị tận gốc. Phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là đến nha khoa để chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cụ thể.

Một số phương pháp giảm đau nhanh chóng ngay tại nhà: Sử dụng gường, chườm đá,…
Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau nhanh chóng ngay tại nhà trong trường hợp chưa thể đến nha khoa như:
- Sử dụng gừng: Gừng được biết tới với công dụng giảm viêm, sát khuẩn cực kỳ tốt. Cách áp dụng phương pháp này cũng đơn giản, bạn chỉ cần đặt một lát mỏng gừng vào vị trí răng hàm bị đau, cắn thật chặt cho nước chảy ra. Mỗi ngày nên thực hiện từ 1 – 2 lần cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.
- Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh áp vào vùng da bị đau nhức trong vòng 3 – 5 phút cũng là cách giảm đau tức thì hiệu quả. Nhiệt độ thấp sẽ khiến tình trạng đau nhức chân răng hàm trên có thể cải thiện tốt hơn nên bạn hoàn toàn có thể tham khảo cách này.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát khuẩn, làm sạch tốt. Vì thế hãy thử súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần/ngày để cải thiện tình trạng ê buốt và đau nhức chân răng. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng nước muối khi răng có vết thương hở, bị chảy máu.
Xem thêm ngay các vấn đề răng miệng:
Một số câu hỏi khác liên quan đến đau chân răng hàm trên
Với mục đích cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan đến đau nhức chân răng hàm trên cho bạn, dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi và câu trả lời mà nhiều người thắc mắc xung quanh tình trạng chân răng hàm chân đau nhức có thể bạn nên biết.
Đau chân răng hàm trên có nguy hiểm hay không?
Rất nhiều người coi việc chân răng hàm trên là điều bình thường. Tuy nhiên triệu chứng này cũng tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng. Nếu không được chữa trị kịp thời việc vi khuẩn gây hại lan rộng, phá hủy cấu trúc răng gây ra tình trạng viêm tủy, răng lung lay hoặc mất vĩnh viễn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đau nhức chân răng hàm dưới tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng
Ngoài ra cơn đau dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống bao gồm cả công việc, sức khỏe suy nhược, chán ăn và gặp nhiều khó khăn khi nhai cắn. Do đó tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ khi chân răng hàm trên ê buốt để kịp thời phát hiện bệnh và khắc phục triệt để tình trạng đó.
Chữa trị đau chân răng hàm trên có đau không?
Việc chữa trị có đau hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm trình độ tay nghề bác sĩ, mức độ, diễn biến của bệnh lý, cơ sở nha khoa, khả năng chịu đau của mỗi người,…

Việc chữa trị có đau hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm trình độ tay nghề bác sĩ, mức độ bệnh,..
Làm thế nào để phòng tránh chân răng hàm trên đau nhức?
Việc phòng ngừa tình trạng này không hề khó. Việc bạn cần làm là vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, cụ thể như sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng tối thiểu 2 lần hàng ngày. Khi ăn xong nên sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng. Hạn chế sử dụng tăm vì không tốt cho răng.
- Hạn chế ăn đồ ăn quá nhiều đường, cay nóng, quá cứng.
- Răng khôn mọc lệch gây ra tình trạng khó chịu, đau nhức. tốt nhất nên đến khám bác sĩ nhổ bỏ sớm/
- Thăm khám bác sĩ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh lý răng miệng từ sớm, điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Thăm khám bác sĩ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh lý răng miệng từ sớm, điều trị sẽ hiệu quả hơn
Xem thêm ngay:
Lời kết
Những chia sẻ vừa rồi cùng đã kết lại hành trình khám phá nguyên nhân và phương pháp điều trị đau chân răng hàm trên. Hy vọng bạn đã phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của việc điều trị sớm.
Hãy đến ngay nha khoa Delia ở cơ sở gần nhất nếu như bạn thường xuyên bị đau chân răng hàm trên. Hoặc gọi điện tới số Hotline 076 329 6666 để đặt lịch hẹn thăm khám trước khi đến để được chăm sóc và hỗ trợ tốt hơn.