Kiến thức nha khoa

4 Dấu hiệu bật chân răng có thể bạn không biết hoặc đã bỏ qua

Dấu hiệu bật chân răng là một chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Tình trạng này thường xảy ra sau khi niềng răng. Tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng tất cả do bác sĩ mà ra. Nhưng sự thật là gì? Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết đồng thời khám phá nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề bật chân răng thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Tình trạng bật chân răng rất nhiều người trải qua

Tình trạng bật chân răng rất nhiều người trải qua

Dấu hiệu nhận biết bật chân răng: Khó hay dễ?

Để có thể kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị hiệu quả, bạn cần phải căn cứ vào những dấu hiệu bật chân răng dưới đây. Một khi có những triệu chứng này, tốt nhất hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị và khắc phục nhanh chóng nhất nhé!

Xương chân răng bị lồi ra bên ngoài

Dấu hiệu thường gặp khi bật chân răng chính là xương chân răng lồi ra ngoài, có thể quan sát bằng mắt thường thấy những gờ uốn lượn ở mặt ngoài vùng răng cửa hàm dưới. Để phát hiện nhanh chóng nhất, bạn có thể dùng tay sờ nhẹ lên vùng chân răng, nếu thấy cảm giác cộm cộm và gồ ghề khả năng cao là do chân răng đã bị bật ra ngoài. 

Xương chân răng bị lồi là dấu hiệu bật chân răng phổ biến nhất

Xương chân răng bị lồi là dấu hiệu bật chân răng phổ biến nhất

Môi bị cộm – Dấu hiệu bật chân răng dễ nhật biết nhất

Khi cảm thấy xuất hiện tình trạng vướng hay cộm ở môi, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chân răng đã bị bật sau khi niềng. Tuy nhiên đây là dấu hiệu khá muộn của tình trạng này. Chính vì thế nếu đã phát hiện ra môi cộm và vướng tốt nhất nên đến nha khoa để xử lý dứt điểm.

Tình trạng răng trở nên lung lay và yếu đi

Khác với tình trạng lung lay nhẹ trong quá trình niềng răng để răng di chuyển tới vị trí mong muốn, mức độ lung lay khi bật chân răng sẽ nặng hơn. Điều này kéo theo việc răng trở nên yếu, ảnh hưởng lớn tới chức năng ăn nhai và có thể rụng bất cứ lúc nào nếu không sớm điều trị. 

Nướu bị tụt

Dấu hiệu cuối cùng giúp bạn nhận biết tình trạng bật chân răng chính là tụt nướu. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng trong hàm kèm theo tình trạng ê buốt, khó chịu và răng dễ trở nên viêm nhiễm, chảy máu. 

Nướu bị tụt khi chân răng bị lồi ra ngoài

Nướu bị tụt khi chân răng bị lồi ra ngoài

Nguyên nhân chân răng bị bật? Có thực sự do tay nghề bác sĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chân răng bị bật. Tuy nhiên nhiều người nghĩ rằng sai sót đến từ tay nghề bác sĩ gây ra vấn đề này. Tuy nhiên không phải chỉ có vậy. Còn nguyên nhân đến từ phía bệnh nhân có thể bạn chưa biết. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người đối diện với tình trạng bật chân răng.

Nguyên nhân từ phía bác sĩ

Đa phần tình trạng bật chân răng là do các bác sĩ gây ra. Một số nguyên nhân cụ thể có thể nhắc đến như sau:

Chỉ định niềng răng sai 

Khi bác sĩ có tay nghề kém, thâm niên chưa cao khó có thể tránh được việc hội chuẩn sai, chỉ định người bệnh thực hiện niềng răng nhưng chưa nắm rõ được tình trạng bệnh lý của họ. 

Đặc biệt một số trường hợp như người bệnh có nguy cơ tiêu xương cao, hàm quá móm hay hàm quá hô nếu bác sĩ không thận trọng mà chỉ định niềng răng sau đó chắc chắn sẽ để lại nhiều biến chứng. Một trong số đó chính là bật chân răng. 

Bác sĩ chỉ định niềng sai dễ dẫn tới tình trạng bật chân răng của bệnh nhân

Bác sĩ chỉ định niềng sai dễ dẫn tới tình trạng bật chân răng của bệnh nhân

Niềng răng với kỹ thuật chưa đúng cách

Vấn đề sai sót của bác sĩ trong khâu gắn mắc cài hay lựa chọn dây cung không phù hợp cũng ảnh hưởng đến vị trí chân răng trong xương đồng thời gián tiếp gây ra bật chân răng. 

Ngoài ra trong quá trình thực hiện nếu bác sĩ kéo răng bằng thun chuỗi, lò xo hay dây cung không đúng cách hoặc sử dụng lựa kéo răng quá mạnh chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới chân răng. Do đó việc lựa chọn cơ sở uy tín cũng như bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hiểu các thông số của mắc cài là điều cực kỳ quan trọng trước khi niềng răng. 

Chưa tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh lý của bệnh nhân

Việc thiếu sót của bác sĩ khi không tìm hiểu kỹ tình trạng bệnh lý của người bệnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bật chân răng. Cụ thể hơn:

  • Một số người có xương ổ răng khá mỏng, răng mọc lệch nếu như không được chẩn đoán và chú ý trong quá trình niềng răng rất dễ gây ra tình trạng tiêu xương đồng thời chân răng có thể bật ra ngoài bất cứ lúc nào.
  • Những căn bệnh như viêm nha chu, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cao răng tích tụ dày, xạ trị hoặc hóa trị vùng cổ đầu mặt,… cũng có nguy cơ tiêu xương và bật chân răng cao. Nếu các bác sĩ không cẩn thiện phát hiện điều này thì rất dễ gây ra biến chứng đáng tiếc này cho người bệnh. 
Chưa tìm hiểu kỹ bệnh lý của người bệnh dễ dẫn tới sai lầm trong quá trình niềng răng

Chưa tìm hiểu kỹ bệnh lý của người bệnh dễ dẫn tới sai lầm trong quá trình niềng răng

Nguyên nhân từ phía bệnh nhân

Không thể đổ lỗi hết cho bác sĩ, chúng ta cần phải nhìn nhận theo góc độ đa chiều. Dẫu biết rằng phần lớn tình trạng chân răng bị bật ra ngoài chủ yếu đến từ phía bác sĩ, tuy nhiên cũng có nguyên nhân là do sự thiếu sót của bệnh nhân.

Cụ thể có thể là do bệnh nhân không tuân thủ đúng lịch hẹn thăm khám, trễ hoặc bỏ hẹn. Điều này trực tiếp dẫn tới việc sai lệch răng di chuyển quá mức, khiến răng dễ bị bật chân ra ngoài. Đây là điều mà bác sĩ không thể kiểm soát được và nguyên nhân là do bệnh nhân mà ra. 

Xem thêm ngay các vấn răng miệng: 

Làm gì khi chân răng bị bật?

Khi niềng răng, có thể xảy ra tình trạng chân răng bị bật ra khỏi vị trí. Đây là tình trạng cần được xử lý kịp thời để tránh trường hợp tiêu xương hàm cũng như biến chứng xấu có thể xảy ra cho răng miệng của bạn. Khi gặp trường hợp này tốt nhất bạn nên:

Đến nha sĩ để điều trị sớm nhất

Trường hợp chân răng bị bật, quan trọng nhất là việc nhanh chóng thăm khám bác sĩ niềng răng. Họ sẽ đánh giá tình trạng và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp. Sau đó, bác sĩ có thể điều chỉnh hoặc thay đổi lực cắn và hướng áp lực trên hệ thống niềng răng. Điều này giúp đưa chân răng trở lại đúng vị trí. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt móc tạm thời hoặc dây giữ chân răng để giữ chân răng ở vị trí đúng trong quá trình điều chỉnh.

Đến nha sĩ để điều trị chân răng bị bật để tránh biến chứng

Đến nha sĩ để điều trị chân răng bị bật để tránh biến chứng

Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi điều trị xong 

Sau khi khắc phục tình trạng bật chân răng bạn cần phải:

  • Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng: Đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng từ bác sĩ. Điều này bao gồm cách vệ sinh răng miệng, sử dụng đúng cách các phụ kiện niềng răng như cao su xoay, móc nhựa, hoặc móc kim loại. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bạn có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh các thực phẩm cứng, dai hay dẻo quá mức gây áp lực lên niềng răng và chân răng. 

Có thể phòng tránh tình trạng bật chân răng được không?

Việc phòng tránh bật chân răng là điều hoàn toàn có thể, bằng những phương pháp sau:

  • Tuân thủ lịch hẹn mà nha sĩ đưa ra: Bệnh nhân nên ghi nhớ thời gian tái khám để kịp thời phát hiện nếu có những dấu hiệu bất thường ở trên răng.
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng: Việc chọn lựa nha khoa uy tín cực kỳ quan trọng. Hãy ưu tiên những cơ sở có bác sĩ chuyên về niềng răng, tay nghề cao cùng công nghệ, máy móc hiện đại để hạn chế xảy ra tình trạng bật chân răng.
  • Chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hợp lý: Sau khi niềng răng tốt nhất bạn nên lựa chọn thực phẩm mềm, không dai hay quá cứng để bảo vệ răng miệng. Đồng thời vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách cũng hỗ trợ việc hạn chế tình trạng chân răng bị bật ra ngoài. 
Thăm khám thường xuyên để phòng tránh tình trạng bật chân răng

Thăm khám thường xuyên để phòng tránh tình trạng bật chân răng

Lời kết

Những chia sẻ vừa rồi cũng đã kết lại bài viết xoay quanh chủ đề bật chân răng. Đặc biệt nếu bạn phát hiện mình có những dấu hiệu bật chân răng như tụt lợi, môi cộm,… thì tốt nhất nên đến địa chỉ Delia gần nhất. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn khắc phục nhanh chóng để quá trình niềng răng trở nên hiệu quả và suôn sẻ hơn. Hãy liên hệ để đặt trước lịch hẹn với chúng tôi qua số Hotline: 076 329 6666.