Bọc răng sứ

Bọc Răng Sứ Có Bị Tụt Lợi Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bọc răng sứ có bị tụt lợi không? Theo khảo sát thực tế, tụt lợi là tình trạng rất nhiều người gặp phải sau khi bọc răng sứ, vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi là gì? Có cách nào khắc phục được không? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Delia nhé!

Bọc răng sứ bị tụt lợi là biến chứng có thể xảy ra

Bọc răng sứ bị tụt lợi là biến chứng có thể xảy ra

Bọc răng sứ có bị tụt lợi không?

Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình hiện đại giúp khắc phục các khuyết điểm trên răng hiệu quả, đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, thậm chí hơn cả răng thật. Để thực hiện bọc sứ, các bác sĩ sẽ tiến hành mài răng gốc để tạo trụ. Sau đó chế tác các mão sứ có hình dạng và màu như răng thật với phần lõi rỗng để chụp lên trụ răng. Hầu hết, khách hàng thấy tự tin hơn với diện mạo mới.

Tuy nhiên, một số khác lại không hoàn toàn hài lòng vì đã xuất hiện các biến chứng tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Điển hình là tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi.

2 dấu hiệu thường gặp khi bọc răng sứ bị tụt lợi:

  • Nhận diện bên ngoài: Bị tụt lợi sau khi làm răng sứ là tình trạng lợi răng co lại, mòn đi và làm lộ chân răng, bạn sẽ thấy răng dài ra so với bình thường bởi phần chân răng bị lộ ra. Tụt lợi thường xuất hiện rõ ở răng cửa và răng nanh.

Dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường hiện tương bọc răng sứ bị tụt lợi

Dấu hiệu nhận biết bằng mắt thường hiện tương bọc răng sứ bị tụt lợi

Sau khi bọc răng sứ bị tụt lợi

Sau khi bọc răng sứ bị tụt lợi

  • Biểu hiện đau nhức: Sau khi bọc răng sứ bị tụt lợi, lợi bị sưng, cộm, đau, khó chịu, đỏ ửng, xảy ra tình trạng chảy máu khi đánh răng, ăn uống và thậm chí là tự chảy máu rất nguy hiểm…

Sau bọc răng sứ bị tụt lợi khiến bạn đau nhức, khó chịu, thâm chí chảy máu

Sau bọc răng sứ bị tụt lợi khiến bạn đau nhức, khó chịu, thâm chí chảy máu

Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi 

Tụt lợi là tình trạng dễ xảy ra sau khi bọc răng sứ. Tụt lợi không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của nụ cười mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hiện tượng bọc răng sứ bị tụt lợi sẽ xuất hiện nếu như:

Bác sĩ điều trị sai kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm

Tay nghề bác sĩ quyết định hơn 80% mức độ thành công của một ca bọc răng sứ. Nếu bác sĩ có tay nghề yếu, trình độ chuyên môn kém rất dễ dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi.

Trước khi bọc sứ, mài răng là bước điều trị đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Nếu răng gốc bị mài nhiều hơn so với mão sứ khiến chúng không sát khít vào nhau. Điều này sẽ tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ bị giắt vào và mắc kẹt. Việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, vi khuẩn và cao răng dần tích tụ ở nướu khiến nướu bị co lại, chân răng, ngà răng lộ ra. Đây chính là tình trạng Bọc răng sứ bị tụt lợi.

Kỹ thuật viên chế tác mão sứ không đúng kích thước

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cũng góp phần đem lại kết quả bọc răng sứ hoàn hảo. Tuy nhiên, không phải nha khoa nào cũng chú trọng điều này. Ở một số nha khoa kém chất lượng vẫn sử dụng phương pháp lấy dấu hàm thủ công dẫn đến việc sai số liệu. Kết quả là mão sứ chế tác ra không trùng khớp với kích thước cùi răng, không sát nướu nên sẽ gây ra trạng thái tụt nướu.

Tay nghề bác sĩ, kỹ thuật chế tác ảnh hưởng trực tiếp đến việc bọc răng sứ bị tụt lợi

Tay nghề bác sĩ, kỹ thuật chế tác ảnh hưởng trực tiếp đến việc bọc răng sứ bị tụt lợi

Bệnh lý răng miệng chưa được điều trị dứt điểm

Việc vệ sinh răng miệng và điều trị các bệnh lý trước khi bọc sứ là điều bắt buộc. Thế nhưng, ở một số nha khoa, bác sĩ chủ quan không kiểm tra hoặc không thể phát hiện ra bệnh do thiếu kinh nghiệm. Khi không chữa trị bệnh lý mà tiến hành bọc sứ ngay thì rất dễ dẫn đến tình trạng bọc sứ bị tụt lợi.

Bệnh nhân vệ sinh răng miệng sai cách

Sau khi bọc sứ, bệnh nhân cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc răng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách chính là nguyên nhân gây tụt nướu, lợi. Nếu bạn dùng lực quá mạnh để chải răng sẽ khiến vùng nướu bị tổn thương. Răng sứ bị hở ra. Lúc này, thức ăn dễ bị mắc vào nhưng không được làm sạch. Nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Nếu không chú ý và khắc phục sớm thì sau một thời gian nướu sẽ bị tụt, làm lộ cùi răng bên trong.

Nguyên vật liệu sứ kém chất lượng, không đạt chuẩn

Các mão sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị tụt lợi. Khi sử dụng loại chất liệu này để bọc sứ sẽ dễ gây tình trạng kích ứng, viêm nhiễm trong khoang miệng. Đồng thời cũng sẽ gây ra hiện tượng tụt lợi.

Ngoài ra, việc chọn lựa các mão sứ kim loại sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện trạng thái xỉn màu, lộ chân răng, tụt lợi.

Dòng sứ kim loại tuổi thọ kém, nhanh mòm dẫn đến tụt lợi

Dòng sứ kim loại tuổi thọ kém, nhanh mòm dẫn đến tụt lợi

Xem thêm ngay:

Bọc răng sứ bị tụt lợi có nguy hiểm gì không?

Bọc răng sứ bị tụt lợi ảnh hưởng đầu tiên có thể dễ dàng nhìn thấy chính là làm mất thẩm mỹ hàm răng. Điều này khiến nụ cười trở nên kém tự nhiên, gượng gạo, bệnh nhân cảm thấy không mấy tự tin khi giao tiếp, cười nói.

Lợi tụt lâu ngày nhưng không được điều trị khiến cho thức ăn dễ mắc kẹt và sản sinh ra vi khuẩn. Những vi khuẩn có hại này không chỉ tấn công vào cùi răng gây đau nhứ. Nó còn gây ra thêm các bệnh lý răng miệng khác ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Một số bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng…

Ngoài ra, hiện tượng tụt lợi sau khi bọc răng sứ cũng khiến hàm răng khách hàng trở nên nhạy cảm, dễ gặp tình trạng ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh. Từ đó làm giảm sút khả năng ăn nhai của người bệnh do lo ngại kích ứng với đồ ăn gây ê nhức, khó chịu.

Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi hiệu quả

Nếu không may gặp tình trạng bọc răng sứ bị tụt lợi. Đầu tiên bạn cần làm chính là nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Với trường hợp tụt lợi do thực hiện sai kỹ thuật, gây ra tình trạng mão sứ không khớp với cùi răng. Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ mão sứ. Sau đó lấy lại dấu hàm để thiết kế mão sứ mới khớp với cùi răng và lắp lại cho bệnh nhân.
  • Nếu nguyên nhân gây tụt lợi là do chưa chữa trị hoàn toàn các bệnh lý răng miệng. Bác sĩ sẽ tháo mão sứ ra để điều trị cho khỏi hẳn trước, sau đó vệ sinh sạch sẽ rồi mới gắn răng sứ lại.
  • Nếu lợi bị tụt do mão sứ kém chất lượng hay do bệnh nhân dùng mão sứ kim loại. Bác sĩ sẽ tháo bỏ răng sứ cũ và thay thế bằng loại khác mới. Loại mới sẽ có chất lượng tốt hơn, điển hình là răng toàn sứ.

Răng sứ hỏng, viêm lợi và khách hàng làm mới răng sứ tại nha khoa Delia

Răng sứ hỏng, viêm lợi và khách hàng làm mới răng sứ tại nha khoa Delia

Răng sứ hỏng, hở chân răng và cách khắc phục làm lại răng sứ mới

Răng sứ hỏng, hở chân răng và cách khắc phục làm lại răng sứ mới

Cập nhật:

Bên cạnh những cách điều trị trên, bệnh nhân cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng. Điều này giúp hạn chế tình trạng tụt lợi xảy ra lần nữa. Cụ thể là:

  • Đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm;
  • Không dùng lực chải quá mạnh; không chải ngang
  • Sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám
  • Nên thăm khám răng thường xuyên theo định kỳ 6 tháng/ lần. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra và điều trị bệnh lý nếu xảy ra.

Lợi tụt là tình trạng không ai mong muốn xảy ra sau khi bọc răng sứ. Việc chọn lựa một địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn sức khỏe là vấn đề rất quan trọng. Đồng thời, nếu điều đó đã xảy ra với bạn thì hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục phù hợp nhất cho trường hợp của bạn nhé!

Mọi thắc mắc cần được giải đáp về bọc răng sứ, bạn liên hệ ngay hotline nha khoa Delia 0763 29 6666 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.