Làm răng sứ bị hôi miệng nguyên nhân chính do đâu? Việc hôi miệng sau khi bọc răng sứ không phải là tình trạng hiếm gặp và nó gây ấn tượng xấu và hiểu sai về bọc răng sứ cho một số người. Vậy tại sao lại bị hôi miệng? Làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Làm răng sứ bị hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Bọc răng sứ bị hôi miệng nguyên nhân chính do chất lượng sứ không đảm bảo, bác sĩ bọc sứ sai kỹ thuật.
Bọc răng sứ hôi miệng không phải là vấn đề hiếm gặp sau khi áp dụng phương pháp thẩm mỹ răng. Nếu sau khi bọc răng mà gặp phải tình trạng hôi miệng thì có thể bắt nguồn từ những yếu tố như:
- Ăn đồ ăn dễ gây mùi hôi miệng như hành, tỏi,… nhưng không vệ sinh kỹ răng miệng sau khi ăn.
- Trước khi bọc răng, bạn mắc phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… mà chưa được bác sĩ điều trị dứt điểm.

Tại sao bọc răng sứ bị hôi miệng?
- Bác sĩ bọc răng không đúng kỹ thuật, mão răng chưa khít với răng khiến đồ ăn bị giắt lại, đồng thời việc vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển, tấn công vào cùi răng bên trong gây hôi miệng và đau nhức.
- Khách hàng nếu có cơ địa nhạy cảm nhưng lại chọn bọc răng sứ kim loại thì sau một thời gian sẽ bị oxi hóa, gây kích ứng nướu và răng thật, từ đó gây ra mùi hôi khó chịu.

Tại sao bọc răng sứ bị hôi miệng?
- Bọc răng sứ bị hôi miệng còn do vệ sinh răng miệng chưa hợp lý, không lấy vôi răng định kỳ. Chải răng không đúng cách, không dùng chỉ Nha khoa, khiến thức ăn bị giắt trong kẽ răng, tạo thành mảng bám, răng bị vàng ố, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu… ảnh hưởng đến men răng, dẫn đến viêm nướu hoặc sâu răng.
- Khách hàng bọc răng nhưng bị mắc các bệnh viêm xoang, tiểu đường, dạ dày, suy thận… cũng có nguy cơ bị hôi miệng nhiều hơn người có sức khỏe bình thường.
Bọc răng sứ bị hôi miệng phải làm sao?
Khi làm răng sứ hôi miệng, bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp khám tổng quát sức khỏe răng miệng và kiểm tra răng sứ đã làm, xem có bị viêm nhiễm hay gặp phải vấn đề gì không?
- Trường hợp nếu bạn bị dị ứng với sườn kim loại thì cần thay thế răng sứ kim loại cũ bằng răng sứ toàn sứ, để hạn chế tình trạng kích ứng.
- Nếu bọc răng sứ bị hôi miệng do thức ăn giắt vào khe hở giữa cùi răng và mão sứ, thì bác sĩ sẽ tháo răng ra, vệ sinh cùi răng rồi cân chỉnh lại mão răng và cùi răng cho vừa khít.

Bọc răng sứ bị hôi miệng phải làm sao?
- Nếu răng sứ và cùi không sát khít dù đã cân chỉnh, thì có thể bạn phải làm lại răng sứ mới để không còn khe hở.
- Nếu hôi miệng do chưa điều trị các bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng thì bác sĩ sẽ tháo răng ra để điều trị cho dứt điểm bệnh lý trước rồi mới lắp lại răng cho bệnh nhân.
Ngoài ra, sau bọc răng sứ, bạn cần phải quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách và khoa học. Vì quá trình chăm sóc răng miệng sau khi bọc răng sứ rất quan trọng.

Bọc răng sứ bị thối miệng phải làm sao?
- Cần chải răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, chải theo chiều dọc để tránh làm mòn răng. Tăng cường súc miệng bằng nước muối và chỉ nha khoa để giúp bảo vệ răng sứ tốt hơn, tránh thức ăn bị giắt vào kẽ răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng sứ.
Xem thêm ngay:
Hiểu đúng về bọc răng sứ
Cần hiểu đúng về phương pháp bọc răng sứ để không có những hiểu lầm và định kiến sai lệch về phương pháp này. Bản chất của việc bọc sứ là việc xử lý bề mặt răng, sau đó bọc sứ lên phần cùi răng thật để bảo vệ răng, cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách bền chắc và trắng sáng.

Phương pháp bọc răng sứ gây hôi miệng có đúng không?
Cải thiện nhanh chóng nhiều khuyết điểm khác nhau, nhất là những khuyết điểm về hình thể, màu sắc và những tình trạng khớp cắn răng không quá nặng. Việc bọc sứ nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và sử dụng sứ chất lượng thì hoàn toàn không thể gây hôi miệng.
Thậm chí, răng còn ít mảng bám, cao răng và sạch sẽ, dễ vệ sinh hơn răng thật rất nhiều. Nên việc phương pháp bọc sứ gây hôi miệng là một quan niệm sai lầm bắt nguồn từ việc sử dụng sứ kém chất lượng và bọc sứ sai kỹ thuật.
Do quy trình bọc sứ có sự phức tạp nhất định đòi hỏi người thực hiện nắm chắc chuyên môn cũng như kinh nghiệm dày dặn mới có thể thực hiện được. Hiện nay các dòng răng toàn sứ thế hệ mới hoàn toàn an toàn và thích ứng với cơ thể, đảm bảo không gây bất cứ phản ứng hay biến chứng nào khi được thực hiện đúng quy trình.
Bên cạnh phương pháp bọc răng sứ, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp dán sứ Veneer. Dán sứ Veneer được truyền thông là phương pháp thẩm mỹ răng sứ tối ưu hiện nay, không mài nhỏ, không xâm lấn, bảo vệ tối đa răng thật, giải quyết nỗi lo của phương pháp bọc răng sứ. Sự thật có tốt như quảng cao không?
Xem thêm ngay các vấn đề dán sứ Veneer:
- Phương pháp dán răng sứ Veneer
- Dán sứ Veneer giá bao nhiêu
Phải làm sao để tránh tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng?
Để tránh tình trạng bọc răng sứ bị hôi miệng hiệu quả nhất. Việc tìm hiểu và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và bác sĩ dày dặn kinh nghiệm chuyên môn cao là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, chất lượng sứ cũng là một yếu tố hàng đầu cần quan tâm.
Ngoài ra, người dùng cũng nên lưu ý thêm một số điều trong quá trình tự chăm sóc răng miệng tại nhà để tránh hôi miệng:

Sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng sau khi ăn tránh răng bọc sứ bị hôi
Sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng sau khi ăn: Việc đánh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày là cực kỳ quan trọng mà người dùng không nên bỏ qua. Thêm vào đó, sau khi ăn xong, không nên dùng tăm tránh gây hại cho nướu, hãy sử dụng chỉ nha khoa để nhẹ nhàng lấy sạch thức ăn thừa trong khoang miệng. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng.

Sử dụng tăm nước làm sạch khoang miệng hiệu quả tránh chân răng sứ bị hôi
Sử dụng tăm nước: Nếu lo sợ chỉ súc miệng không thôi vẫn chưa đủ để làm sạch, bạn có thể tham khảo đến sức mạnh của máy tăm nước, giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ thức ăn, mảng bám cực kỳ hiệu quả được bác sĩ nha khoa khuyên dùng.

Không ăn đồ quá dai, cứng có thể làm tụt, hở răng sứ gây hôi miệng
Chú ý trong ăn uống: Khi ăn uống, với tiêu chí phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, tốt nhất bạn không nên ăn các đồ quá dai cứng một cách thường xuyên. Hay dùng răng cắn, mở nắp các vật quá cứng. Khi nhai, hãy nhai đều 2 bên để tránh áp lực lên 1 phía của răng, tránh lệch khớp hàm.
Chăm sóc răng định kỳ: Việc đến nha khoa để kiểm tra và chăm sóc định kỳ cực kỳ quan trọng để răng luôn chắc khỏe và ở trạng thái tốt nhất. Giống như khi ta đi một chiếc xe lâu ngày, nó cũng cần được bảo dưỡng và chăm sóc vậy.
Tạm kết
Trước nhu cầu bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng tăng, rất nhiều phòng khám nha khoa và các trung tâm thẩm mỹ đã ra đời. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ, vật liệu và nguồn gốc răng sứ, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị sử dụng cũng như chi phí thực hiện tại mỗi nơi khác nhau. Vì thế, bạn nên chọn cho mình địa chỉ Nha khoa làm răng sứ uy tín để không bị hôi miệng cũng như đảm bảo an toàn, hiệu quả sau khi làm răng nhé!