Dấu hiệu gãy chân răng khác gì so với rạn và chia chân răng?

Không ít người cực kỳ quan tâm đến dấu hiệu gãy chân răng. Bởi lẽ vị trí nứt gãy đôi lúc không dễ dàng nhận biết, thậm chí nhiều răng còn nằm ở góc khuất gây khó khăn trong việc quan sát và điều trị kịp thời. Mặt khác ngoài gãy chân răng nhiều người còn đối diện với tình trạng rạn và chia chân răng, làm sao để nhận biết. Hãy tìm hiểu ngay 3 cách nhận biết trong 3 trường hợp này qua bài chia sẻ dưới đây cùng Delia nhé!

Dấu hiệu gãy chân răng rất dễ nhận thấy bằng mắt thường

Dấu hiệu gãy chân răng rất dễ nhận thấy bằng mắt thường

Tại sao bị rạn, chia và gãy chân răng?

Hiện nay có rất nhiều người đối diện với các tình trạng như rạn, gãy hay chia chân răng. Vấn đề này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

Nghiến răng thường xuyên

Một lý do kinh điển khiến chân răng bị gãy hay nứt rạn là do nhiều người có thói quen nghiến răng khi đi ngủ. Khi đó hai hàm của răng sẽ siết chặt đồng thời tạo ra một áp lực ;ến răng. Lâu dần răng có thể mòn và dễ gây ra tình trạng nứt gãy.

Cắn những vật cứng tăng nguy cơ chân răng bị gãy

Bên cạnh đó việc ăn quá nhiều đồ ăn cứng như kẹo cứng, đá,… cũng là “thủ phạm” gây ra tình trạng gãy chân răng. Đây là một thói quen không tốt khiến răng ngày càng bị thương tổn, lâu dần có thể ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai do chân răng bị nứt và gãy. 

Cắn vật quá cứng cũng dễ gây ra tình trạng nứt gãy chân răng

Cắn vật quá cứng cũng dễ gây ra tình trạng nứt gãy chân răng

Một số nguyên nhân khác 

Ngoài ra có thể điểm qua một số lý do sau đây khiến nhiều người đối diện với tình trạng gãy, nứt hay chia chân răng như:

  • Chấn thương, va đập, vấp ngã do tai nạn giao thông, hoạt động thể thao,..
  • Nhiệt độ trong khoang miệng bị thay đổi đột ngột do ăn một món ăn quá nóng hay uống một cốc nước quá lạnh.
  • Mô răng bị lão hóa dần khi tuổi tác ngày càng lớn cũng tăng nguy cơ khiến răng bị gãy, nứt nghiêm trọng.

Dấu hiệu gãy chân răng khác gì so với rạn và chia chân răng?

3 trường hợp mà nhiều người dễ nhầm lẫn nhất hiện nay chính là gãy chân răng, chia chân răng và rạn chân răng. Đây cũng được coi là 3 cấp độ thương tổn mà răng có thể gặp phải. Để nhận biết dấu hiệu gãy chân răng so với hai trường hợp còn lại bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Rạn chân răng Gãy chân răng Chia chân răng
Men răng xuất hiện một số vết nứt nhỏ cực kỳ khó phát hiện, không mở rộng vào ngà răng. Người bệnh không cảm thấy đau và vẫn có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Đường rạn đã đi sâu vào trong ngà răng, lan đến hai bên gờ của răng. Đôi khi gãy chân răng chia răng thành hai mảnh riêng biệt. Lâu dài, gãy chân răng có thể xâm lấn vào tủy răng gây hỏng tủy và cuối cùng là chết tủy. Vết nứt lan rộng từ phía mặt ra này đến mặt răng khác, chia răng thành 2 phần riêng biệt. Thậm chí thân răng có thể bị gãy mất một phần. 
Người bệnh cảm thấy đau khi nhai, ê buốt khó chịu trong một khoảng thời gian nhất định, tái diễn nhiều lần trong ngày.Nướu dễ bị sưng đỏ và chạm vào cảm thấy đau rát. 
Dấu hiệu gãy chân răng có thể dễ dàng nhìn thấy

Dấu hiệu gãy chân răng có thể dễ dàng nhìn thấy

Rạn chân răng khó có thể phát hiện

Rạn chân răng khó có thể phát hiện

Nứt gãy chân răng có nguy hiểm không?

Gãy chân răng có thể gây ra một số vấn đề và thậm chí gây nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ cũng như vị trí của vết gãy. Nếu chỉ là gãy nhỏ ở một phần bên trong hoặc không gây đau, thường thì không gây nguy hiểm lớn và có thể không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu gãy răng gây đau, làm cho răng trở nên nhạy cảm hoặc gây tổn thương mô mềm xung quanh răng, bạn nên thăm nha sĩ để được tư vấn và điều trị. 

Bên cạnh đó nếu gãy răng nghiêm trọng hơn, ví dụ như gãy ở một phần quan trọng của răng hoặc gãy ngang, có thể gây nguy hiểm lớn hơn. Trong trường hợp này, có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, giao tiếp và tính thẩm mỹ của người bệnh. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, gãy răng cũng có thể dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng, viêm nhiễm, hỏng tủy hoặc di chứng về lâu dài. 

Một số trường hợp nứt gãy chân răng có thể gây nguy hiểm

Một số trường hợp nứt gãy chân răng có thể gây nguy hiểm

Vì vậy, nếu bạn gãy chân răng, tốt nhất là nên thăm nha sĩ để được khám và tư vấn cụ thể về tình trạng của răng. Nha sĩ sẽ xem xét xem liệu răng có thể được phục hình hay cần thực hiện các biện pháp điều trị khác như trám răng, mài răng hoặc nhổ răng khi cần thiết.

Xem thêm ngay các vấn đề răng miệng:

Nứt gãy chân răng có thể tự phục hồi lại hay không?

Khả năng tự chữa lành của răng là điều không thể. Phải cần có sự can thiệp bằng những biện pháp nha khoa thì mới có thể cải thiện tình trạng gãy, nứt hay chia chân răng. Cụ thể:

Trường hợp gãy chân răng ở mức độ nhẹ  

Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân điều trị bằng phương pháp trám răng vật liệu composite. Đây là phương pháp phục hình răng gốc tương đối hiệu quả có thể ngăn cản vi khuẩn xâm nhập và tác động tiêu cực đến tủy răng. 

Bác sĩ có thể trám hoặc bọc sứ trong trường hợp nứt gãy chân răng không đáng kể

Bác sĩ có thể trám hoặc bọc sứ trong trường hợp nứt gãy chân răng không đáng kể

Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể cân nhắc thẩm mỹ răng sứ để cải thiện tình trạng nứt gãy. Việc bọc mão sứ lên trên răng gốc sẽ khôi phục lại tính thẩm mỹ cho răng đồng thời chức năng ăn nhai cũng sẽ được ổn định trở lại. Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả hơn hẳn trám răng vì độ bền cao lên đến 20 năm đồng thời không gặp phải tình trạng mảnh trám bong ra trong suốt thời gian sử dụng. 

Trường hợp chia chân răng gãy chân răng ở mức độ nghiêm trọng

Nếu tình trạng gãy nứt quá nghiêm trọng hoặc chân răng bị chia khó có thể phục hình bằng phương pháp trám hay bọc sứ thì bác sĩ sẽ cân nhắc tới việc nhổ và trồng răng Implant thay thế răng bị thương tổn. Điều này sẽ giúp khôi phục tính thẩm mỹ đồng thời khả năng ăn nhai cho người bệnh. 

Mức độ nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể nhổ và cấy ghép Implant cho bệnh nhân

Mức độ nghiêm trọng hơn bác sĩ có thể nhổ và cấy ghép Implant cho bệnh nhân

Lời kết

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu gãy chân răng cũng như rạn và chia chân răng. Để được điều trị kịp thời tránh xảy ra tình trạng đau nhức, ê buốt thậm chí hỏng tủy, tốt nhất bạn nên đến thăm khám Delia trong thời gian gần nhất. Hãy liên hệ tới số Hotline 076 329 6666 để đặt lịch hẹn sớm nhất với chúng tôi nhé!