Kiến thức nha khoa

Đau chân răng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả

Đau chân răng là một triệu chứng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt hơn, đau chân răng thường kèm theo cả tình trạng ê buốt kéo dài ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày của con người. Nhìn chung đa phần các bệnh lý răng miệng đều kèm theo triệu chứng ê buốt và đau nhức chân răng. Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp chữa trị là ưu tiên hàng đầu trong trường hợp này. 

Đau chân răng là một triệu chứng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh

Đau chân răng là một triệu chứng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh

Đau ê buốt chân răng nguyên nhân là do đâu?

Đau chân răng là một tình trạng khó có thể phán đoán nguyên nhân. Bởi có rất nhiều lý do khiến người bệnh đối diện với tình trạng ê buốt, đau nhức chân răng, Tuy nhiên dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt chân răng, đau nhức chân răng:

4 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau chân răng ê buốt 

Một số lý do thường gặp dẫn tới tình trạng đau chân răng như sau:

Răng bị sâu – Nguyên nhân chủ yếu sinh ra cơn ê buốt, khó chịu 

Khi vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn thừa mắc ở kẽ răng nhiều ngày sẽ khiến vi khuẩn sâu răng xâm nhập và phát triển. Từ đó nó sẽ phá hủy men răng, ngà răng và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới tủy gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt chân răng kéo dài. 

Răng bị sâu dẫn đến tình trạng chân răng ê buốt và đau nhức
Răng bị sâu dẫn đến tình trạng chân răng ê buốt và đau nhức

Viêm tủy – Răng yếu đi gây ra tình trạng đau chân răng dai dẳng

Cũng giống như sâu răng, một khi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển trong khoang miệng, tủy răng, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm, sưng tấy làm người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu dai dẳng. 

Ban đầu viêm tủy chỉ gây ra tình trạng nhạy cảm với nhiệt độ và độ cứng của thức ăn. Nhưng lâu dần, tình trạng viêm chuyển biến nặng sẽ kéo theo việc đau nhức chân răng dữ dội, thậm chí nguy cơ mất răng cũng rất cao.

Viêm tủy khiến răng sưng tấy và đau dữ dội
Viêm tủy khiến răng sưng tấy và đau dữ dội

Viêm nha chu – Ê buốt chân răng kèm theo những cơn đau không thuyên giảm

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay. Việc không chữa trị dứt điểm hoặc không chữa trị rất dễ khiến tình trạng bệnh chuyển biến sấu và nguy hiểm nhất chính là răng bị nhiễm trùng, nguy cơ mất răng là rất cao.

Viêm nha chu kèm theo những cơn đau ở chân răng dai dẳng
Viêm nha chu kèm theo những cơn đau ở chân răng dai dẳng

Răng khôn mọc lệch/ Răng khôn bị sâu – Đau nhức, khó chịu kéo dài 

Mỗi người khi trưởng thành cũng sẽ trải qua giai đoạn mọc răng khôn. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, bị cản trở bởi răng lân cận, cơn đau chân răng cũng sẽ xuất hiện, kèm theo đó là cảm giác khó chịu thậm chí sốt, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai hàng ngày. 

Khi răng khôn mọc cũng có thể gây ra tình trạng chân răng ê buốt và đau nhức
Khi răng khôn mọc cũng có thể gây ra tình trạng chân răng ê buốt và đau nhức

Ngoài ra răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, gây ra tình trạng khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Lâu dần gây ra tình trạng nhiễm trùng nướu, sâu răng và hiển nhiên sẽ kèm theo những cơn đau dai dẳng khó chịu. 

Nguyên nhân ít gặp gây ra tình trạng đau chân răng 

Ngoài những nguyên nhân trên, có thể kể thêm một số lý do khác khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau buốt chân răng như:

  • Nghiến răng khi ngủ: Hành động này kích thích những dây thần kinh ở răng làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn, thức uống. 
  • Gãy răng, lộ chân răng khiến những bộ phận bên trong răng trở nên nhạy cảm. Khi tiếp xúc với thức ăn, đồ uống hoặc bất kỳ một tác động nào đến răng bị gãy cũng có thể kích thích các cơn đau.
  • Bệnh tiểu đường hoặc các loại bệnh ảnh hưởng tới dây thần kinh.
  • Can thiệp nha khoa, thẩm mỹ sai kỹ thuật.
Nghiến răng khi ngủ kéo theo cơn đau âm ỷ ở chân răng
Nghiến răng khi ngủ kéo theo cơn đau âm ỷ ở chân răng

Biểu hiện thường gặp khi chân răng bị đau 

Tùy theo nguyên nhân, chân răng bị đau và ê buốt có thể kèm theo những biểu hiện sau đây:

  • Không chỉ chân răng bị đau mà còn kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu ở xung quanh vùng nướu lân cận.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Ăn uống kèm theo cơn đau nhức, khó chịu.
  • Răng nhạy cảm khi ấn vào, nhiệt độ của đồ ăn, nước uống.
  • Cơn đau xuất hiện thoáng qua hoặc dai dẳng liên tục. 
Không chỉ chân răng bị đau mà còn kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu ở xung quanh vùng nướu lân cận

Không chỉ chân răng bị đau mà còn kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu ở xung quanh vùng nướu lân cận

Đau chân răng – Tiềm ẩn hiểm họa khôn lường nếu không điều trị sớm

Tưởng như chỉ là một triệu chứng đơn giản, nhưng đau chân răng lại là một dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm: 

Các bệnh lý về răng miệng

Khi xuất hiện cơn đau nhức, ê buốt ở chân răng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,… Nếu kèm theo triệu chứng chảy máu chân răng, chảy mủ,… thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, phát hiện bệnh từ sớm và khắc phục triệt để. 

Chân răng ê buốt tiềm ẩn bệnh lý về răng miệng
Chân răng ê buốt tiềm ẩn bệnh lý về răng miệng

Mất răng vĩnh viễn

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của không điều trị đau chân răng kịp thời là mất răng. Khi không chữa trị kịp thời, răng bị đau có thể dẫn đến sự suy thoái và hủy hoại nghiêm trọng đến các mô xung quanh. Điều này có thể làm răng trở nên dễ lung lay và dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

Tác động đến sức khỏe tổng thể

Việc bỏ qua việc điều trị đau chân răng có thể có tác động xấu đến sức khỏe tổng thể. Đặc biệt nếu nguyên nhân chân răng bị đau là do nhiễm trùng và viêm nhiễm trong miệng, nó có thể gây ra một phản ứng vi khuẩn trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như viêm khớp và bệnh tim mạch.

Sức khỏe tổng thể bị suy giảm với những cơn đau ê buốt ở chân răng
Sức khỏe tổng thể bị suy giảm với những cơn đau ê buốt ở chân răng

Chi phí điều trị không hề nhỏ 

Không điều trị đau chân răng sớm có thể dẫn đến những vấn đề nha khoa phức tạp và đắt đỏ hơn. Điều này bởi vì một vấn đề nhỏ ban đầu có thể phát triển thành một vấn đề lớn hơn và yêu cầu các quá trình điều trị phức tạp hơn, bao gồm cả việc cấy ghép răng và điều trị nha khoa phục hình tùy trường hợp.

Do đó bạn nên cân nhắc việc điều trị dứt điểm tình trạng đau chân răng từ sớm để tránh xuất hiện nhiều biến chứng cũng như gây ra nhiều khó khăn khi tình trạng bệnh trở nặng.

Có thể điều trị đau chân răng tại nhà không? Điều trị chân răng đau ê buốt tại gia như nào? 

Khi gặp tình trạng đau nhức, chân răng bị ê buốt bạn có thể thử khắc phục tại nhà bằng những biện pháp đơn giản như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau nhức hiệu quả có thể kể đến như Paracetamol, Acetaminophen, NSAIDs, Ibuprofen, Etoricoxib,.. Tuy nhiên bạn nên tư vấn dược sĩ ở các hiệu thuốc uy tín và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc giảm đau nhé!
  • Chườm lạnh: Sử dụng khăn lạnh chườm vào vùng da bị đau nhức trong vòng 3 – 5 phút cũng là cách giảm đau tức thì hiệu quả. Nhiệt độ thấp sẽ khiến tình trạng sưng viêm có thể cải thiện tốt hơn nên bạn hoàn toàn có thể tham khảo cách này. 
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có khả năng sát khuẩn, làm sạch tốt. Vì thế hãy thử súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần/ngày để cải thiện tình trạng ê buốt và đau nhức chân răng. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng nước muối khi răng có vết thương hở, bị chảy máu. 
Điều trị tạm thời đau chân răng bằng thuốc
Điều trị tạm thời đau chân răng bằng thuốc

Đây chỉ là các biện pháp tạm thời, nếu cơn đau không thuyên giảm thì bạn phải đến gặp bác sĩ sớm. Tuyệt đối không chữa đau răng, sâu răng tại nhà bằng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng cũng như tổng thể của bạn. 

Khi nào đau ê buốt chân răng cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, cụ thể:

  • Đau chân răng kéo dài hơn 48 tiếng đồng hồ.
  • Cơn đau không thuyên giảm, dai dẳng, kéo dài không ngừng.
  • Sốt cao, đau lên thái dương, tai. 
  • Ăn uống, nói chuyện không thoải mái bị ảnh hưởng bởi những cơn đau liên tục. 

Nếu bạn gặp phải những điều trên, hãy đến nha khoa, nha sĩ sẽ xác định nguyên nhân và dựa vào đó để đưa ra cách thức điều trị phù hợp.

Cơn đau dữ dội và kéo dài đòi hỏi bạn nên đến thăm khám bác sĩ
Cơn đau dữ dội và kéo dài đòi hỏi bạn nên đến thăm khám bác sĩ

Phương pháp điều trị đau chân răng tại nha khoa bạn nên biết 

Không có cách nào điều trị dứt điểm và tốt hơn ngoài đến gặp trực tiếp bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý và tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp đau ê chân răng do sâu răng: Bác sĩ sẽ làm sạch và loại bỏ phần răng hư hại. Kế đến bác sĩ sẽ trám hoặc bọc sứ cho răng để khôi phục chức năng ăn nhai cho người bệnh. Còn nếu mức độ sâu răng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tủy, việc điều trị tủy sẽ được tiến hành trước khi điều trị sâu răng. 
  • Trong trường hợp đau chân răng do viêm nha chu: Bác sĩ sẽ dẫn lưu mủ, sát trùng vết thương. Kế đến họ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, nước súc miệng diệt khuẩn đồng thời đưa ra lời khuyên về việc chăm sóc răng miệng đúng cách để hồi phục vết thương nhanh chóng hơn.
  • Trong trường hợp chân răng ê buốt đau nhức do gãy, nứt răng: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nên bọc sứ để khôi phục răng cũng như khả năng ăn nhai. Đồng thời điều đó có thể bảo vệ phần răng còn lại tránh khỏi vi khuẩn hay thương tổn sau này. Bên cạnh đó nếu răng gãy không thể không phục, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhổ bỏ và phục hình bằng cách cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ. 
  • Trong trường hợp chân răng ê buốt đau nhức do áp xe răng: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân uống kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng sau đó sẽ loại bỏ triệt để vi khuẩn tránh trường hợp lan rộng sang những răng lân cận. 
Phương pháp điều trị đau chân răng mà bác sĩ tiến hành
Phương pháp điều trị đau chân răng mà bác sĩ tiến hành

Làm thế nào để phòng ngừa đau chân răng tái phát?

Tình trạng đau chân răng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cũng như quá trình ăn uống của người bệnh. Vì thế bạn nên trang bị kiến thức phòng ngừa, cụ thể như sau:

  • Đánh răng ít nhấn 2 lần hàng ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch tất cả kẽ răng.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần đồng thời nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. 
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là cung cấp đủ canxi cho xương và răng chắc khỏe. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường gây mòn men răng, khiến răng suy yếu, tăng tỷ lệ mắc bệnh sâu răng. 
Ngăn ngừa chân răng bị đau như thế nào bằng cách kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần

Ngăn ngừa chân răng bị đau như thế nào bằng cách kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần

Xem thêm ngay các vấn đề về chân răng:

Lời kết

Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng đau chân răng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ê buốt chân răng, đau nhức chân răng, chính vì thế để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời tốt nhất bạn nên đến Delia để thăm khám. Chúng tôi sẽ chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho bạn. Hãy liên hệ tới số Hotline 076 329 6666 để đặt lịch hẹn trước nhé!