Chân răng cửa cũng giống như chân răng vĩnh viễn đều có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… Tuy nhiên điểm khác biệt chính là một khi chân răng cửa mắc phải những căn bệnh nguy hiểm chắc chắn ảnh hưởng nặng nề tới vấn đề thẩm mỹ hơn chân răng vĩnh viễn. Hãy cùng tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở chân răng cửa qua bài chia sẻ dưới đây.
Một số bệnh răng miệng thường gặp ở chân răng cửa
Chân răng cũng rất dễ mắc phải bệnh lý răng miệng nếu như không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở chân răng cửa bạn nên biết.
Sâu chân răng cửa
Sâu ở chân răng cửa là một bệnh lý cực kỳ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đối tượng mắc phải bệnh này chủ yếu là trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, khiến cho các mảng bám, thức ăn thừa sau khi ăn xong không được làm sạch ở khoang miệng. Lâu dần axit trong miệng tác động mảng bám gây xói mòn men răng và sâu răng.

Sâu chân răng cửa là một bệnh lý phổ biến nhiều người mắc phải
Cách điều trị thông thường mà bác sĩ thực hiện sẽ là làm sạch vùng sâu sau đó trám hoặc bọc răng sứ. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trám răng nhanh chóng và có giá thành rẻ hơn tuy nhiên không được lâu bền (5 – 7 năm) mảnh trám dễ bung tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Còn bọc sứ có chi phí đắt hơn nhưng tính thẩm mỹ cao hơn và độ bền lên tới 20 năm nếu như biết cách chăm sóc tốt.
Đối với trường hợp chân răng cửa bị sâu quá nặng, khó có thể phục hình, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp nhổ răng sau đó cấy ghép Implant và bọc sứ thay thế.
Viêm lợi – Bệnh phổ biến thường gặp ở chân răng cửa
Viêm lợi là tình trạng vùng nướu xung quanh chân răng bị kích ứng, sưng đỏ. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do thức ăn vụn mắc vào những khoảng trống nhỏ của kẽ răng, lâu ngày sinh ra tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn tích tụ nhiều tạo thành cao răng. Ngoài ra vấn đề này cũng xảy ra do sự thay đổi hoocmon trong tuổi dậy thì, khi mang thai, rối loạn niêm mạc da, chấn thương,…

Bệnh thường gặp ở chân răng cửa chính là viêm lợi
Cách điều trị có thể khác nhau trong từng nguyên nhân. Có thể bạn chỉ cần điều trị bằng cách dùng nước súc miệng và thuốc giảm đau, giảm sưng tại nhà trong trường hợp viêm lợi nhẹ. Còn trong trường hợp nặng hơn, khó xử lý bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và lên phác đồ điều trị viêm lợi chân răng cửa hiệu quả nhất.
Viêm nha chu – Giai đoạn chuyển tiếp của viêm lợi
Tình trạng nghiêm trọng hơn của viêm lợi chính là viêm nha chu. Tình trạng nướu lúc này đã bị viêm và nhiễm trùng nặng gây ra tổn thương mô mềm và phá hủy cấu trung xương xung quanh răng cửa. Lâu dần răng có thể bị lung lay và thậm chí mất vĩnh viễn nếu như không sớm tìm ra giải pháp khắc phục.
Bạn có thể nhận biết căn bệnh này bằng cách quan sát màu sắc nướu. Nướu có thể chuyển sang màu tím kèm theo cảm giác đau nhức khi nói chuyện hoặc ăn nhai. Bên cạnh đó tình trạng chảy máu chân răng cũng sẽ thường xuyên xuất hiện và hơi thở có mùi khó chịu.

Viêm nha chu là giai đoạn tiếp theo của bệnh viêm lợi
Tùy theo mức độ và tình trạng viêm nha chu sẽ có cách xử lý, điều trị khác nhau. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giảm đau và làm chậm sự phát triển của bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ cạo vôi răng và làm nhẵn chân răng để ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật vạt, ghép xương răng, ghép nướu,…
Hoại tử tủy răng cửa
Một khi răng sâu chuyển biến theo chiều hướng xấu, không điều trị kịp thời rất dễ ảnh hưởng tới tủy. Nghiêm trọng hơn chính là hoại tử tủy, áp xe chân răng,… Một khi trường hợp này xảy ra răng cửa sẽ mất hoàn toàn khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
Để không xảy ra những biến chứng xấu, tốt nhất bạn nên đi đến bác sĩ nha khoa để thăm khám ngay khi có thể. Việc chữa trị tủy trong trường hợp này là cực kỳ bức thiết. Sau đó bác sĩ có thể tư vấn cho bạn phương pháp bọc sứ hoặc cấy ghép Implant trong trường hợp phải nhổ cả răng cửa gốc để phục hồi chức năng ăn nhai đồng thời tính thẩm mỹ cho răng cửa.
Chân răng cửa đổi màu, xỉn màu
Chân răng cửa rất dễ xỉn màu nếu như không chăm sóc và vệ sinh tốt. Cụ thể một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất màu có thể là do thói quen hút thuốc, uống nước có gas, cà phê,.. những thực phẩm có màu rất dễ bám vào răng tạo ra những mảng ố vàng khó tẩy.
Bên cạnh đó xỉn màu có thể do bệnh ở răng như viêm lợi, sâu răng, chết tủy,… cũng khiến men răng bị ố vàng. Hoặc do tuổi tác, lớp men răng lâu năm cũng có thể đổi màu.

Tình trạng bệnh chân răng cửa đổi màu
Việc điều trị chân răng xỉn màu có thể được thực hiện ở nhà hoặc nhờ sự trợ giúp từ phái bác sĩ. Tuy nhiên những phương pháp điều trị tại gia như sử dụng chanh, baking soda, dấm,.. chỉ hiệu quả với tình trạng xỉn màu mức độ nhẹ. Còn đối với trường hợp xỉn màu lâu năm việc điều trị tại nhà sẽ không đem lại hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi bạn nên đến nha khoa uy tín để được hỗ trợ. Hiện nay có một phương pháp khắc phục xỉn màu nặng ở chân răng cửa được nhiều người lựa chọn nhất đó chính là bọc răng sứ. Không chỉ khôi phục khả năng ăn nhai, bọc sứ còn hỗ trợ cải thiện màu sắc cho răng gốc trở nên trắng sáng, bền màu trong suốt khoảng thời gian lên tới 20 năm.
Xem thêm ngay:
Làm thế nào để bảo vệ chân răng cửa luôn chắc khỏe?
Để bảo vệ chân răng cửa luôn chắc khỏe, hạn chế tối đa mắc phải những căn bệnh răng miệng phổ biến bạn cần thực hiện những việc sau đây:
Tăng cường vệ sinh răng miệng
Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Bên cạnh đó bạn cần chú ý chải cả phần răng cửa, vùng giao giữa răng và nướu, đồng thời các bề mặt răng khó tiếp cận.
Sử dụng chỉ nha khoa
Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch vùng giao giữa răng và nướu. Đặc biệt bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn xong để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa bám dính ở kẽ răng. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành của mảng bám và vi khuẩn gây viêm nhiễm nướu.
Ăn uống hợp lý
Hãy tránh nhai các vật liệu cứng như đá,… vì điều này có thể gây tổn thương cho răng cửa. Nếu bạn có thói quen nhai kẹo, hãy chọn những loại kẹo không đường hoặc không gây hại cho răng.

Ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe răng miệng
Ngoài ra bạn nên hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống có đường và tinh bột, như kẹo, nước ngọt, bánh kẹo và bia. Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, có chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất tốt cho răng.
Hạn chế tiếp xúc với các chất gây hại
Hung thủ gây ra tình trạng răng xỉn màu, dễ nhiễm bệnh là do các chất có trong rượu, bia, thuốc lá,… Tốt nhất bạn nên hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn hỗ trợ răng miệng luôn trong trạng thái tốt nhất, ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng dễ gặp phải.
Kiểm tra nha khoa định kỳ
Hãy thăm khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra và làm sạch răng. Thông thường tốt nhất nên đến nha sĩ 6 tháng/lần. Tại đây bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và cung cấp hướng dẫn chăm sóc răng miệng phù hợp nhất cho bạn.

Kiểm tra nha sĩ định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn biết thêm một số thông tin về các bệnh thường gặp ở chân răng cửa. Nếu không chăm sóc răng miệng thật tốt thì không chỉ răng cửa mà cả hàm răng của bạn cũng sẽ suy yếu. Hãy đến Delia để chăm sóc răng miệng tốt hơn. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ hỗ trợ làm sạch răng và xử lý triệt để những bệnh lý răng miệng mà bạn gặp phải.