Kiến thức nha khoa

Mất răng nhai phải làm sao? Phương pháp khắc phục răng nhai tốt nhất

Răng nhai là nhóm răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nghiền nát thức ăn trước khi nuốt, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa làm việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu mất răng nhai, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát cơ thể. Vậy khi mất răng nhai phải trồng lại như thế nào? Nếu đang muốn tìm hiểu về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Mất răng nhai

Răng nhai là gì?

Răng nhai chính là nhóm răng hàm, nằm ở vị trí số 6, số 7 trong cung hàm, tính từ ngoài vào trong, bắt đầu từ răng cửa số 1.

Nhóm răng nhai gồm 8 chiếc, chia đều cho hai hàm, một hàm sẽ có 4 răng.

Răng nhai có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng.

Răng nhai là gì?

Răng nhai chính là nhóm răng hàm, nằm ở vị trí số 6, số 7 trong cung hàm

  • Men răng: là lớp bên ngoài, bao bọc tủy và ngà răng bên trong, không có dây thần kinh cảm giác.
  • Ngà răng: có những ống nhỏ giữa các tế bào, chứa các dây thần kinh và mạch máu.
  • Tủy răng: gồm buồng tủy ở thân răng và ống tủy ở chân răng, có chức năng cảm nhận và truyền dẫn các phản xạ… khi răng bị kích thích. Những vấn đề liên quan đến tủy răng sẽ khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội.

Tác hại của mất răng nhai

Răng nhai (răng hàm 6,7) đóng vai trò chủ đạo trong việc nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa thức ăn xuống dạ dày để bắt đầu quá trình tiêu hóa.

Nếu vì nguyên nhân nào đó mà răng nhai không còn, cần nhanh chóng tìm phương pháp trồng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Tác hại của mất răng nhai

Nếu không sớm tìm cách khắc phục kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với những vấn đề sau:

  • Lực nhai giảm đến 70 % do đây là những chiếc răng chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.
  • Cấu trúc hàm nhai thay đổi, khớp cắn sai lệch, do răng còn lại bị xô lệch, hàm và má mất cân đối.
  • Xương hàm bị tiêu dần do không được kích thích bởi lực ăn nhai. Răng có nguy cơ bị tụt nướu, khuôn mặt chảy xệ, da nhăn nheo, khuôn mặt lão hoá, già nua.

Các phương pháp phục hình răng nhai

Hiện nay, ngành Nha khoa có 3 phương pháp trồng răng phổ biến: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng về độ thẩm mỹ, chất lượng và chi phí trồng răng nhai cũng khác nhau. Cụ thể là:

Trồng răng nhai bằng hàm tháo lắp

Trồng răng nhai bằng hàm tháo lắp

Trồng răng nhai bằng hàm tháo lắp

Là phương pháp trồng răng nhai được thực hiện bằng cách dùng răng giả gắn vào nền hàm bằng khung kim loại hoặc nhựa, sau đó gắn lên nướu răng để thay thế cho răng nhai đã mất.

Hàm giả tháo lắp có ưu điểm là chi phí rẻ nhất trong 3 giải pháp trồng răng, dễ dàng tháo ra lắp vào, dễ vệ sinh răng miệng.

Hàm giả tháo lắp rất dễ bị đứt hoặc rơi ra. Đây chỉ là phương pháp tạm thời nên không ngăn được tình trạng tiêu xương. Bên cạnh đó, khả năng ăn nhai cũng không có cảm giác thật.

Loại hàm này thường áp dụng cho người lớn tuổi, trong trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để cấy ghép Implant và không còn răng thật để làm cầu răng sứ.

Trồng răng nhai bằng cầu răng sứ 

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng nhai đã mất bằng cách mài 2 răng thật bên cạnh răng mất để làm trụ, rồi gắn cầu răng sứ lên trên để lắp vào vị trí răng nhai đã mất trên cung hàm.

Cầu răng sứ được thực hiện trong thời gian nhanh chóng, an toàn. So với hàm giả tháo lắp thì thời gian sử dụng của cầu răng sứ lâu dài hơn, chi phí cũng không quá cao như trồng răng Implant.

Trồng răng nhai bằng cầu răng sứ 

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có nhược điểm lớn là buộc phải mài hai răng kế cận để bọc sứ. Hai răng này yêu cầu phải còn khỏe mạnh, mới đủ tiêu chuẩn thực hiện. Ngoài ra, cầu răng sứ cũng không ngăn được tình trạng tiêu xương – nguyên nhân chính dẫn đến lão hóa sớm gương mặt.

Chi phí làm cầu răng sứ được tính toán dựa trên số lượng mão răng và chất liệu loại răng mà bệnh nhân lựa chọn.

Trồng răng nhai bằng phương pháp cấy ghép Implant

Implant là phương pháp trồng răng nhai bằng cách cấy trực tiếp vào xương hàm của răng bị mất. Đợi cho đến khi trụ đã tích hợp hoàn toàn với xương, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ lên trên. Sau khi thực hiện, bạn đã sở hữu một chiếc răng mới, có cấu tạo và chức năng như răng thật.

Trồng răng nhai bằng phương pháp cấy ghép Implant

Trồng răng nhai bằng phương pháp cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là một kỹ thuật khó nên chi phí thực hiện khá tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với 2 phương pháp còn lại.

Tuy nhiên, răng Implant có tuổi thọ lâu dài nhờ có chân răng nhân tạo, có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

Trồng răng nhai bằng phương pháp cấy ghép Implant

Chi phí trồng răng nhai bằng Implant sẽ phụ thuộc vào số lượng răng mất, chất liệu Implant và mão sứ mà khách hàng lựa chọn.

Tạm kết

Nếu đang có nhu cầu trồng răng nhai, bạn có thể tìm hiểu 3 phương pháp trồng răng giả trên đây để chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất. Để biết chính xác tình trạng răng của mình phù hợp với phương pháp trồng răng nào, chi phí cụ ra sao? Bạn nên trực tiếp đến phòng khám Nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.