Nếu bạn đang tìm hiểu về tình trạng rỗng chân răng là gì hay nguyên nhân cũng như phương pháp khắc phục ra sao thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin quan trọng bạn cần biết để hiểu rõ hơn về vấn đề này của răng miệng.
Chân răng bị rỗng – Nguyên nhân là do đâu?
Tình trạng chân răng rỗng không hề hiếm gặp. Đây là tình trạng mô lợi sẽ bị tụt dần về phía chân răng, ngà răng cùng kẽ răng sẽ bị lộ ra bên ngoài. Bên trong chân răng xuất hiện những khoảng trống. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu ê buốt khi ăn nhai. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:
Sâu răng nghiêm trọng – Nguyên nhân chủ yếu khiến chân răng bị rỗng bên trong
Một bệnh lý mà nhiều người mắc phải nhất hiện nay chính là sâu răng. Đặc biệt nếu như sâu răng lâu ngày, khi vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dai dẳng, không thể ăn uống và chân răng sẽ dần bị rỗng do vi khuẩn gây hại bào mòn.
Cao răng tích tụ lâu ngày phá hủy lớp men răng bên ngoài

Cao răng tích tụ lâu ngày phá hủy lớp men răng bên ngoài
Vi khuẩn khi bám lấy thân và dưới nướu răng lâu ngày sẽ hình thành cao răng. Đặc biệt chúng sẽ tấn công đồng thời phá hủy lớp men răng, ăn mòn và tạo ra những khoảng trống ở chân răng.
Vệ sinh răng miệng sai cách và chế độ ăn uống chưa hợp lý
Vệ sinh răng miệng sai cách cùng chế độ ăn uống chưa hợp lý là hai tác nhân khiến cho chân răng bị rỗng. Cụ thể hơn trong quá trình đánh răng nếu bạn sử dụng lực quá mạnh cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ chân răng bị mài mòn. Mặt khác việc vệ sinh răng miệng sai cách cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển, ảnh hưởng đến men răng.
Ngoài ra việc thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ quá cứng cũng là tác nhân gây hại cho men răng, chân răng. Bên cạnh đó nếu tiêu thụ những loại thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam, nước có gas,.. cũng đẩy nhanh tốc độ bào mòn men răng, tạo ra những khoảng trống, bị mục ở chân răng.

Vệ sinh răng miệng sai cách khiến chân răng xuất hiện lỗ
Dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết chân răng bị rỗng?
Thông thường tình trạng chân răng rỗng bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể:
- Răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Răng trở nên nhạy cảm với đồ ăn, đồ uống nóng hoặc lanh.
- Quan sát bằng mắt thường thấy lỗ hổng ở chân răng. Chúng có thể ố nâu, đen,…
- Trường hợp nặng răng có thể bị chảy mủ, sưng tấy. Thậm chí răng lung lay và gãy rụng.

Có thể nhận biết chân răng rỗng bằng mắt thường
Rỗng chân răng có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Thực sự tình trạng chân răng bị rộng vô cùng nguy hiểm nếu như người bệnh không điều trị sớm. Không chỉ khiến quá trình ăn uống gặp nhiều trở ngại, chân răng rỗng còn ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần của người bệnh. Bạn sẽ bị cơn đau dày vò liên tục và e ngại, tự ti khi giao tiếp với người khác. Cụ thể mức độ nghiêm trọng của rỗng chân răng như sau:
Khả năng ăn uống bị suy giảm nghiêm trọng
Chân răng bị rỗng đồng nghĩa với việc chân răng đã bị suy yếu. Vì thế chắc chắn chiếc răng đó sẽ không thể thực hiện chức năng ăn nhai vốn có. Người bệnh khi ăn uống sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó chịu. Điều này cũng khiến cơn thèm ăn của bạn bị giảm và khiến cơ thể ngày càng suy nhược, thiếu chất.

Chân răng bị rỗng đồng nghĩa với việc chân răng đã bị suy yếu
Đối diện với những căn bệnh về nướu
Sau khi chân răng bị rỗng, suy yếu, nếu như không chữa trị kịp thời ngay sau đó thì chắc chắn nướu sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt hơn khi nướu bị nhiễm trùng, việc điều trị sẽ trở nên cực kỳ phức tạp và khó khăn hơn.
Máu bị nhiễm trùng
Nhiều người nghĩ rằng khi chân răng mục rỗng chắc sẽ chỉ ảnh hưởng xung quanh khoang miệng và tệ nhất thì cũng chỉ khiến tủy răng hư hỏng. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Những chất thối rữa ở răng bị mục rộng sẽ luôn tồn tại trong khoang miệng. Và việc người bệnh vô tình nuốt phải nó là điều khó tránh khỏi.
Những yếu tố độc hại sẽ theo đường tiêu hóa mà ảnh hưởng xấu tới cơ thể và cả máu. Đây chính là tác nhân dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu mà nhiều người gặp phải. Đặc biệt với những trường hợp người có hệ miễn dịch yếu thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này rất cao.
Chân răng bị rỗng có bắt buộc phải nhổ bỏ hay không?
Thực chất quyết định nhổ bỏ hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng thực tế của người bệnh. Trong trường hợp rỗng có thể khắc phục được bằng cách phương pháp nha khoa như trám, bọc sứ thì người bệnh sẽ không nhất thiết phải nhổ bỏ. Tuy nhiên để biết chính xác trường hợp của mình có nhất thiết phải nhổ bỏ hay không tốt nhất bạn nên đến thăm khám trực tiếp bác sĩ tại những cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng.
Điều trị chân răng bị rỗng như thế nào?
Hiện nay tùy theo mức độ thực tế của chân răng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Trong trường hợp nhẹ thì bác sĩ có thể trám hoặc bọc sứ cho răng bị thương tổn. Còn trường hợp nặng, khó có thể khắc phục được thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ và cấy ghép Implant để khôi phục khả năng ăn nhai cho người bệnh. Cụ thể như sau:

Hiện nay tùy theo mức độ thực tế của chân răng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau
Trường hợp nhẹ – Bọc răng sứ/Trám răng
Có hai cách chữa trị khi rỗng chân răng ở mức độ nhẹ, cụ thể như sau:
Trám răng
Trám răng là một phương pháp được nhiều bác sĩ lựa chọn trong trường hợp này. Đặc biệt vật liệu hàn trám có khả năng lấp đầy những khoảng trống do bệnh lý, tổn thương, khuyết thiếu tồn tại trên răng. Điều này đảm bảo tình trạng chân răng rỗng sẽ được khắc phục hoàn toàn. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian mảng trám có thể bung ra. Lúc này khả năng vi khuẩn lại xâm nhập và ảnh hưởng đến răng là rất cao. Người bệnh lại cần phải đến nha sĩ để trám lại răng. Vì thế so với bọc sứ thì phương pháp này có độ bền không bằng.
Bọc răng sứ
Tuy nhiên thực tế trám răng sẽ không đem lại hiệu quả tốt bằng bọc sứ vì sau một khoảng thời gian sử dụng miếng trám dễ bị bung, rơi ra. Bọc sứ là phương pháp bọc mão sứ lên răng bị rỗng. Từ đó vi khuẩn gây hại cũng sẽ khó có thể xâm nhập, tổn thương chân răng. Răng đó cũng sẽ khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai một cách tuyệt đối.

Bọc sứ là phương pháp bọc mão sứ lên răng bị rỗng
Đặc biệt hơn độ bền của răng sứ có thể lên đến 20 năm hoặc hơn nếu như bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt cũng như lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng. Ngoài ra người bệnh cũng có thể lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, chất liệu sứ theo đúng ý muốn của bản thân. Điều này đảm bảo răng sau khi bọc sẽ trông tự nhiên, đẹp và ưng ý nhất.
Trường hợp nặng – Trồng răng Implant
Khi chân răng bị rỗng không thể giữ lại, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới. Phương pháp trồng răng Implant được coi là giải pháp phục hình và điều trị răng rỗng hiệu quả được nhiều người lựa chọn.
Khi cấy ghép, trụ Implant sẽ được đặt trực tiếp vào xương hàm và răng để đảm bảo chắc chắn nhất và đem đến hiệu quả lâu dài. Ngoài ra quá trình trồng răng Implant sẽ không xâm lấn hay ảnh hưởng tới răng lân cận, bảo tồn kết cấu xương hàm và hạn chế tối đa tình trạng tụt lợi và tiêu xương có thể xảy ra.

Khi chân răng bị rỗng không thể giữ lại, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng mới
Lời kết
Hy vọng qua bài chia sẻ trên bạn có thể phần nào hiểu rõ hơn về tình trạng rỗng chân răng. Nếu bạn chẳng may gặp phải vấn đề này, đừng lo lắng mà hãy đến ngay nha khoa Delia để kịp thời xử lý. Chúng tôi có đội ngũ bác sĩ với 15 năm kinh nghiệm thẩm mỹ răng sứ và trồng răng Implant. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể an tâm và tin tưởng khi đến với chúng tôi.