Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể gây ra nhiều sự đau nhức, khó chịu, mất ăn mất ngủ cho người sử dụng. Tình trạng này xảy ra phần lớn là do cơ sở nha khoa kém chất lượng, bác sĩ tay nghề yếu kém cũng như chất liệu sứ sử dụng không thân thiện với nướu.
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng nên điều trị như thế nào?
Khi xuất hiện các dấu hiệu của răng bọc sứ bị nhiễm trùng dù là nhỏ nhất. Người sử dụng nên liên hệ với bác sĩ và tiến hành thăm khám chụp film tại nha khoa uy tín sớm nhất có thể. Điều trị dứt điểm và ngăn ngừa mọi biến chứng có thể xảy ra nếu kéo dài tình trạng nhiễm trùng.
Để điều trị răng bọc sứ bị nhiễm trùng tại nha khoa, thường sẽ phổ biến với các phương pháp sau:
Xử lý vị trí nhiễm trùng
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ cho khách hàng chụp film để kiểm tra tình trạng thực tế và mức độ nhiễm trùng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả. Đảm bảo xử lý và làm sạch hoàn toàn vị trí gây viêm và nhiễm trùng.

Liên hệ với bác sĩ và tiến hành thăm khám chụp film tại nha khoa uy tín sớm nhất có thể khi răng nhiễm trùng
Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ phần lợi gây nhiễm trùng, tránh việc viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng và lây lan sang các răng gây tiêu xương thậm chí hỏng luôn các răng lân cận.
Phục hình lợi
Sau khi xử lý ổ viêm và nhiễm trùng, có thể bác sĩ sẽ cần loại bỏ phần nướu đang sưng viêm. Dẫn đến việc chức năng và thẩm mỹ của răng sẽ bị mất cân đối.

Sau khi xử lý ổ viêm và nhiễm trùng, có thể bác sĩ sẽ cần loại bỏ phần nướu đang sưng viêm
Do đó bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phục hình lại phần nướu đã cắt sau khi đảm bảo điều trị hoàn toàn nhiễm trùng bằng cách cấy ghép lợi.
Thay thế mão sứ mới
Một khi răng bị nhiễm trùng, cũng tức là răng sứ đã bị hỏng và gây ra nhiều biến chứng cho răng. Lúc này, việc cần nhất là thay thế một mão răng sứ mới đảm bảo an toàn, tương thích và chất lượng để phục hình thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho người dùng.
Loại răng được các bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất hiện nay là răng toàn sứ với nhiều ưu điểm nổi trội: An toàn tuyệt đối, tương thích sinh học tốt, thân thiện với nướu, màu sắc trắng trong tự nhiên, bền chắc hơn răng thật đến 8 lần.
Để đảm bảo răng sứ mới sẽ bền đẹp và thật sự khỏe mạnh, hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín cũng như bác sĩ có kỹ thuật tốt để đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất.
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng chủ yếu do yếu tố nào?
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là tay nghề bác sĩ chiếm 80% và chất liệu sứ sử dụng kém chất lượng. Điển hình như việc sử dụng răng sứ kim loại, răng sứ giá rẻ.
Bác sĩ bọc sứ sai kỹ thuật
Tay nghề bác sĩ luôn là yếu tố ảnh hưởng chính đến kết quả bọc sứ cuối cùng, chiếm đến 80%. Chính vì vậy, rất nhiều người khi tìm hiểu phương pháp thẩm mỹ răng sứ, không chỉ chọn nha khoa uy tín, mà còn rất “kén chọn” bác sĩ.
Phải chọn được bác sĩ có tâm, có tầm, có kinh nghiệm dày dặn và gu thẩm mỹ tốt và chỉ định bác sĩ đó thực hiện thì khách hàng mới yên tâm.

Tay nghề bác sĩ luôn là yếu tố ảnh hưởng chính đến kết quả bọc sứ cuối cùng, chiếm đến 80%
Khi răng sứ bị nhiễm trùng thì nguyên nhân hàng đầu có thể đến từ chính thao tác và kỹ thuật của bác sĩ trong quá trình bọc sứ.
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sẽ làm tổn hại răng thật của khách hàng bằng cách mài thật nhỏ răng gốc, vi phạm khoảng sinh học, bọc lớp sứ quá dày gây tổn thương nướu gây sưng và viêm nhiễm.
Cùi răng bên trong yếu, dẫn đến việc hỏng cả răng thật lẫn răng sứ, gây hại cho nướu và các răng xung quanh. Quy trình bọc sứ không đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn sạch sẽ cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Vi phạm khoảng sinh học khi bọc sứ
Khoảng sinh học trên răng có thể ví như một “hàng rào bảo vệ” ngăn chặn vi khuẩn và các yếu tố khác xâm phạm gây hại. Khoảng sinh học là phần mô mềm bám dính trên chân răng, khoảng cách được tính từ vị trí dưới cùng của nướu đến đường xương cắt ngang cổ chân răng khoảng 2mm.

Nếu tay nghề bác sĩ không đủ tốt thì rất dễ xâm phạm khoảng sinh học và đặt đường hoàn tất quá sâu vào nướu
Quá trình mài răng phức tạp và cần kỹ thuật cao, nếu tay nghề bác sĩ không đủ tốt thì rất dễ xâm phạm khoảng sinh học và đặt đường hoàn tất quá sâu vào nướu. Tình trạng này có khả năng gây tiêu xương, tụt nướu, hở cổ chân răng và gây nhiễm trùng.
Sử dụng răng sứ kim loại
Việc sử dụng răng sứ kim loại kém chất lượng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho răng. Khi mới làm xong, đa số răng sứ đều có phần “lừa mắt” do độ thẩm mỹ sẽ thường cao hơn răng gốc. Răng sứ kim loại cũng tương tự, cùng mức giá rẻ nên nhiều người đã không ngần ngại sử dụng.

Việc sử dụng răng sứ kim loại kém chất lượng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho răng
Tuy nhiên chỉ sau một thời gian sử dụng từ 3 – 5 năm hoặc sớm hơn. Răng sứ kim loại sẽ xuất hiện hiện tượng oxy hóa kim loại trong khoang miệng do tiếp xúc với acid và nước bọt.
Khi răng bị oxy hóa, sẽ dẫn đến tình trạng thâm đen viền nướu, viêm lợi, vi khuẩn tiềm ẩn và gây nhiễm trùng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để khắc phục hiệu quả nhất chỉ có tháo bỏ sứ cũ, điều trị bệnh lý và thay thế răng toàn sứ chất lượng.
Bọc sứ khi có bệnh lý răng miệng
Nếu thực hiện ở các cơ sở nha khoa, phòng khám nhỏ lẻ không uy tín, không đầy đủ trang thiết bị thì có thể việc bọc sứ sẽ được thực hiện sơ sài và cực kỳ kém an toàn. Từ đó dẫn đến việc bạn sẽ không được thăm khám và điều trị cẩn thận trước khi bọc sứ.

Bác sĩ không có chuyên môn cũng sẽ khó phát hiện ra các tình trạng bất thường
Bác sĩ không có chuyên môn cũng sẽ khó phát hiện ra các tình trạng bất thường. Dẫn đến việc bạn được bọc sứ đè lên khi răng miệng đang không đảm bảo sức khỏe cho quá trình này.
Cộng với việc sử dụng sứ kém chất lượng bít lên răng đang tổn thương, nguy cơ gây hỏng cả răng thật lẫn răng sứ, nhiễm trùng và gây mất răng.
Chăm sóc răng miệng không kỹ càng
Một số người sau khi bọc sứ sẽ sinh ra tâm lý lười vệ sinh, chăm sóc do đã có một lớp vỏ bảo vệ trên răng. Mặc dù răng sứ hiện nay có độ chống mảng bám khá tốt, nhưng bạn vẫn cần thực hiện vệ sinh đều đặn.

Một số người sau khi bọc sứ sẽ sinh ra tâm lý lười vệ sinh, chăm sóc do đã có một lớp vỏ bảo vệ trên răng
Nếu đánh răng không đều, không vệ sinh và lấy sạch thức ăn thừa sau khi ăn thì mảng bám, thức ăn sẽ giắt lại trên răng, kẽ răng và lâu dần gây hôi miệng, sưng, viêm, nhiễm trùng.
Không tái khám tại nha khoa
Dù bạn có vệ sinh ở nhà kỹ đến đâu, vẫn sẽ có những khoảng mà bạn rất khó để tự vệ sinh. Nhất là sau khi bọc răng sứ, việc tái khám tại nha khoa lại càng trở nên quan trọng hơn.

Dù bạn có vệ sinh ở nhà kỹ đến đâu, vẫn sẽ có những khoảng mà bạn rất khó để tự vệ sinh
Bác sĩ sẽ theo dõi và có thể nắm bắt được tình trạng hiện tại của răng sứ và phòng ngừa mọi dấu hiệu, điều trị và ngăn chặn trước khi nó trở nên trầm trọng. Vệ sinh răng miệng định kỳ tại nha khoa cũng sẽ giúp răng miệng trở nên chắc khỏe, bền màu và có tuổi thọ lâu dài hơn.
Dấu hiệu của răng bọc sứ bị nhiễm trùng
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể xuất hiện những dấu hiệu rất nhỏ từ rất sớm mà nếu không quan sát kỹ hoặc thăm khám định kỳ tại nha khoa sẽ khó mà phát hiện ra. Khi tình trạng kéo dài, nó thường biến chứng nguy hiểm và dẫn đến nhiễm trùng.
Khi răng sứ bị nhiễm trùng thường đi kèm với biểu hiện sưng đau, làm cho việc ăn uống hay thậm chí cả việc mở miệng cũng trở nên khó khăn và đau đớn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể xuất hiện những dấu hiệu rất nhỏ từ rất sớm
Nếu bạn thấy răng sứ bắt đầu có dấu hiệu chảy máu từ chân răng khi đánh răng hoặc ăn cắn thức ăn cứng, đó là dấu hiệu cho việc nướu răng đang bị viêm và nhiễm trùng. Răng sẽ thường bị chảy máu mỗi khi vệ sinh răng miệng.
Tình trạng nhiễm trùng trong miệng thường đi kèm với hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt là khi thức ăn thừa và mảng bám ở trong miệng lâu ngày không được làm sạch gây viêm nhiễm. Khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti và stress trong giao tiếp xã hội.

Tình trạng nhiễm trùng trong miệng thường đi kèm với hơi thở có mùi hôi khó chịu
Khi răng bị biến chứng nhiễm trùng nặng nề hơn, răng sứ có thể bị hở cổ chân răng, tụt nướu, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ gây hư hỏng toàn bộ hàm răng, tiêu xương và mất răng. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả cơ thể.
Phòng tránh răng bọc sứ bị nhiễm trùng ngay từ đầu hiệu quả
Để không gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị nhiễm trùng, cách tốt nhất là sử dụng răng toàn sứ chất lượng ngay từ đầu để đảm bảo thẩm mỹ, chức năng và an toàn tuyệt đối.
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng có thể sẽ khiến bạn chịu nhiều cảm giác đau nhức, mất ngủ, stress, lo âu, căng thẳng, kém tự tin, gây gián đoạn công việc, học tập, cản trở nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Để phòng tránh hiệu quả, hãy tìm hiểu và lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, có thông tin rõ ràng, xác thực, phản hồi của những khách hàng đã trải nghiệm cũng như cơ sở vật chất và tay nghề bác sĩ là những yếu tố bạn có thể đề cao để chọn thật kỹ lưỡng.
Khi thực hiện ở một nha khoa uy tín, chắc chắn bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, đưa ra phác đồ điều trị và đảm bảo điều trị triệt để bệnh lý để răng miệng của bạn đủ khỏe mạnh mới bọc sứ.
Các bác sĩ sẽ giúp bạn tư vấn loại sứ phù hợp nhất với độ tuổi, độ tương thích cũng như các tiêu chí màu sắc, sự phù hợp đường cười, khuôn miệng, gương mặt để đảm bảo kết quả cuối cùng hoàn mỹ nhất.
Sau bọc sứ, hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của nha sĩ. Thường xuyên theo dõi tình trạng và tái khám nha khoa để đảm bảo răng sứ luôn trong trạng thái tốt nhất.
Tạm kết
Răng bọc sứ bị nhiễm trùng là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây nhiều biến chứng và rắc rối cho sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường liên quan đến sai sót trong quá trình thực hiện bọc răng sứ, xâm phạm khoảng sinh học, chất liệu không phù hợp cho đến các vấn đề về vệ sinh cá nhân.
Để tránh rơi vào tình trạng này, việc lựa chọn nha khoa uy tín, chăm sóc răng miệng đúng cách, và theo dõi tình trạng răng sứ sau khi bọc là rất quan trọng. Nếu bạn nghi ngờ có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo răng sứ luôn trong tình trạng tốt nhất và giữ được sức khỏe răng miệng lâu dài.