Răng 2 chân là răng gì? Đây là một thắc mắc của nhiều người hiện nay. Nếu như bạn chưa biết răng 2 chân là răng gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây đến từ Delia nhé! Ngoài ra trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu có nên nhổ bỏ răng này không nhé!
Răng 2 chân là răng gì?
Mỗi răng sẽ có số lượng chân răng khác nhau. Thông thường răng sẽ có từ 1 cho đến 3 chân. Tuy nhiên nhiều trường hợp hy hữu số lượng chân răng có thể nhiều hơn. Nhìn chung răng 2 chân thường nằm ở vị trí răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới, răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai của hàm trên.
Chức năng và đặc điểm của răng 2 chân là gì?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại răng này, dưới đây là tổng hợp chức năng và đặc điểm của răng 2 chân:
Vị trí răng 2 chân | Đặc điểm | Chức năng |
Răng cửa | Hình chêm và mặt ngoài hơi lồi, mặt bên trong lại lõm, có gót với hai gờ gần xa | Tăng tính thẩm mỹ cho răng, cắn khi thức ăn được đưa vào miệng. |
Răng nanh | Răng mọc ở góc xương hàm, chia cung răng ra thành 2 phần tương xứng trước và sau. Các đều có 2 rìa hợp lại thành góc | Xé thức ăn |
Răng hàm nhỏ thứ nhất hàm dưới, răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai của hàm trên | Cấu tạo phức tạm, mặt nhai rộng,. có nhiều núm nhỏ. | Cắn và nhai thức ăn |

Mỗi vị trí răng sẽ có chức năng riêng
Răng khôn có phải là răng 2 chân?
Trên cung hàm có hai nhóm răng chính với số lượng chân không giống nhau như sau:
- Răng trước: Răng nanh và răng cửa
- Răng sau: Răng cối lớn và răng cối nhỏ
Răng khôn thuộc nhóm răng cối lớn và thường răng khôn hàm trên sẽ có 2 chân và răng khôn hàm dưới sẽ có 3 chân. Tuy nhiên thực tế cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp răng khôn có nhiều hơn 4 chân. Do đó với câu hỏi này có thể khẳng định răng khôn có số lượng chân đa dạng chứ không chỉ có 2 chân.
Có nên nhổ bỏ răng 2 chân không?
Việc nhổ bỏ răng 2 chân hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên nếu như bạn gặp những trường hợp, tình trạng sau thì việc nhổ bỏ răng này là điều cần thiết nên thực hiện sớm:
- Đau nhức, khó chịu
- Mô mềm phía sau răng cuối cùng bên bị nhiễm trùng
- Xuất hiện khối u
- Tổn thương đến những răng lân cận
- Bệnh viêm nha chu, viêm lợi
- Răng bị sâu
- Xuất hiện túi nang chứa nhiều chất lỏng
Trong những trường hợp này, nếu bạn không nhổ răng có 2 chân sớm thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng cho răng miệng, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và giao tiếp hàng ngày. Thức ăn có thể mắc kẹt gây ra tình trạng tích tụ mảng bám, khiến bạn đối diện với nhiều vấn đề như:
- Viêm phúc mạc: Tình trạng nhiễm trùng mô mềm khi mảng bám mắc kẹt ở răng lâu ngày.
- Viêm mô tế bào: Vi khuẩn ở cổ họng, lưỡi và má gây ra tình trạng nhiễm trùng diện rộng.
- Áp xe: Răng khôn xuất hiện mủ và mô xung quanh bị nhiễm khuẩn nặng.
Lưu ý quan trọng cần nhớ sau khi nhổ răng 2 chân
Việc chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi nhổ răng cũng là điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Để đảm bảo không gây ra biến chứng sau khi nhổ răng 2 chân bạn nên nhớ kỹ những điều sau đây:
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm sưng và thuốc giảm đau.
- Việc đánh răng hay súc miệng quá mạnh nên hạn chế sau khi nhổ răng.
- Bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh ở những vùng đau nhức sau khi nhổ răng.
- Có chế độ nghỉ ngơi điều độ nhất là trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ.
- Đừng ăn đồ ăn, thực phẩm quá cứng. Ưu tiên ăn những món mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo hay bún đồng thời bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm vitamin, canxi, sắt,…
- Thăm khám bác sĩ định kỳ từ 3 cho đến 6 tháng một lần.

Việc chăm sóc sức khỏe bản thân sau khi nhổ răng cũng là điều cần thiết và vô cùng quan trọng
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn răng 2 chân là loại răng như thế nào. Nếu như bạn đang gặp phải những vấn đề về răng miệng hay muốn cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng thì hãy đến ngay Delia. Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn trước với chúng tôi qua số Hotline 076 329 6666. Delia sẽ luôn luôn lắng nghe và hỗ trợ bạn tận tình.