Nếu các bạn đang có nhu cầu niềng răng nhưng lại chưa biết hiện tại có các loại niềng răng nào? Và loại nào là phù hợp nhất với tình trạng răng cũng như khả năng kinh tế của mình thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nha khoa Delia nhé!

Lựa chọn loại niềng răng phù hợp là điều cực kỳ quan trọng
Niềng răng loại nào tốt nhất?
Đây là băn khoăn của nhiều người khi muốn đi niềng răng cho mình hay cho con cái. Bởi niềng răng là kỹ thuật nha khoa quan trọng, tiến hành trong thời gian dài (từ 18 – 30 tháng), với chi phí cao lên đến hàng chục triệu đồng và hành trình niềng răng là vất vả, kiên trì.

Mỗi loại niềng răng có ưu điểm và nhược điểm riêng
- Không có khái niệm niềng răng tốt nhất hay tệ nhất cho mỗi người. Mỗi loại niềng răng có ưu điểm và nhược điểm riêng.
- Bạn nên tìm hiểu kỹ và cần đến nha sĩ để được tư vấn lựa chọn phù hợp trong trường hợp của bạn.
- Có thể nhận thấy, niềng răng kim loại cho hiệu quả cao, chi phí thấp nhưng lại kém thẩm mỹ và ảnh hưởng đến ăn uống, vệ sinh.
- Niềng răng bằng Invisalign khó nhận ra bởi người ngoài nhưng chi phí đắt đỏ nhất.
Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn loại mắc cài phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình. Tốt nhất hãy tới cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Có những loại niềng răng nào?
Nếu ngày trước phương pháp niềng răng được sử dụng chủ yếu là kim loại thì ngày nay có rất nhiều loại niềng răng khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Niềng răng kim loại truyền thống
Mắc cài và dây cung được làm bằng các khung bằng thép không gỉ được lấy cảm hứng từ thuật ngữ “miệng kim loại” cách đây nhiều năm.
Thật may, mắc cài kim loại ngày nay nhỏ hơn và dây cung dịch chuyển răng nhanh hơn, ít gây đau đớn hơn khi mang niềng răng.

Mắc cài và dây cung được làm bằng các khung bằng thép không gỉ
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng sứ có hình dạng và kích thước giống với niềng răng kim loại truyền thống nhưng sử dụng mắc cài bằng sứ có màu của răng hoặc mắc cài trong suốt.

Niềng răng sứ có hình dạng và kích thước giống với niềng răng kim loại truyền thống nhưng sử dụng mắc cài bằng sứ
Một số trường hợp sử dụng dây cung cùng với màu răng để giữ cho việc niềng răng trong tự nhiên khó nhận ra hơn.
Niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong sử dụng mắc cài và dây cung bằng kim loại giống như niềng răng kim loại truyền thống. Tuy nhiên, mắc cài và dây cung được lắp đặt bên trong của hàm răng để không nhận ra việc niềng răng.

Niềng răng mặt trong sử dụng mắc cài và dây cung bằng kim loại
Niềng răng không mắc cài Invisalign (niềng răng khay trong)
Niềng răng khay trong (Invisalign) bao gồm một loạt các khay niềng trong suốt được tùy chỉnh cho phù hợp với hàm răng của từng người.

Niềng răng khay trong (Invisalign) bao gồm một loạt các khay niềng trong suốt
Khay trong có thể tháo rời và thường được thay thế sau mỗi 2 tuần để giữ cho răng di chuyển theo hướng mong muốn.
Niềng răng loại nào tốt nhất? Ưu và nhược điểm của các loại niềng răng
Hãy cùng xem các ưu điểm và nhược điểm các loại niềng răng trong bảng sau:
Loại | Ưu điểm | Nhược điểm |
Niềng răng kim loại |
|
|
Niềng răng sứ |
|
|
Niềng răng mặt trong |
|
|
Niềng răng khay trong (Invisalign) |
|
|
Xem thêm ngay:
- Răng hô nhẹ niềng mất bao lâu
- Kinh nghiệm niềng răng – Chia sẻ từ các bạn đã niềng răng tại nha khoa Delia

Bác sĩ sẽ tư vấn dịch vụ niềng răng phù hợp nhất với bạn
Giá cả niềng răng đắt hay rẻ?
Hiện nay mỗi loại niềng răng sẽ có mức giá khác nhau, dưới đây là bảng mức giá trung bình của từng phương pháp niềng răng có thể bạn nên biết:
Loại | Mức giá trung bình |
Niềng răng kim loại | 30.000.000 – 40.000.000 |
Niềng răng sứ | 40.000.000 – 60.000.000 |
Niềng răng mặt trong | 80.000.000 – 130.000.000 |
Niềng răng khay trong (Invisalign) | 100.000.000 – 150.000.000 |

Hiện nay mỗi loại niềng răng sẽ có mức giá khác nhau
Khi nào nên đi niềng răng?
Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc niềng răng trong thời gian sớm:

Răng bị hô, vẩu nên cân nhắc niềng răng sớm
- Răng bị hô (vẩu), một hàm hoặc cả hai hàm nhô về phía trước.
- Răng bị móm, khớp cắn bị ngược
- Răng bị khấp khểnh, mọc chen chúc
- Răng sai khớp cắn
- Răng bị thưa
Trên đây là những thông tin về niềng răng nên chọn loại mắc cài nào? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được chuyên gia tư vấn!