Phần lớn niềng răng thường áp dụng cho cả hai hàm để tạo sự cân đối, hài hòa và hỗ trợ ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khách hàng chỉ gặp vấn đề ở hàm trên hoặc dưới, hàm còn lại thì các răng đều thẳng tắp nên chỉ muốn nắn chỉnh một hàm. Vậy niềng răng 1 hàm có được không? Có ảnh hưởng đến khớp cắn hay thẩm mỹ gì không? Bài dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Niềng răng 1 hàm hoàn toàn có thể thực hiện được
Niềng răng 1 hàm có được không?
Niềng răng là phương pháp nha khoa sử dụng hệ thống các khí cụ mắc cài, dây cung hay khay niềng… để kéo hoặc đẩy những răng mọc sai lệch dịch chuyển về đúng vị trí trên cùng hàm, mang đến một hàm răng thẩm mỹ , cải thiện chức năng ăn nhai và ngăn chặn hiệu quả các bệnh lý răng miệng.
Thông thường các ca niềng răng chỉnh nha sẽ được thực hiện với cả hai hàm để có sự đồng bộ về khớp cắn và khuôn hàm với nhau, nhờ đó việc ăn nhai được tốt hơn, khuôn mặt được cân đối hơn. Thế nhưng, trong một số trường hợp, khách hàng chỉ gặp vấn đề ở 1 trong 2 hàm trên hoặc dưới, hàm còn lại hoàn toàn bình thường thường đặt câu hỏi răng niềng răng 1 hàm có được không?

Kết quả niềng răng 1 hàm sẽ không cao bằng 2 hàm
Thực tế là vẫn có một số ca niềng răng 1 hàm có thể thực hiện được. Tuy nhiên, kết quả nhận được không cao bằng khi niềng 2 hàm. Vì các trường hợp răng bị hô vẩu là do sự lệch lạc của khớp cắn, cho nên dù hàm dưới không gặp vấn đề gì cũng nên thực hiện niềng cả 2 hàm để nắn chỉnh khớp cắn cho cả 2 được cân xứng với nhau.
Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nhận biết được rằng bản thân niềng răng 1 hàm được không chỉ bằng việc quan sát bằng mắt thường. Muốn xác định chính xác, cách tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để được thăm khám và chụp X-quang răng. Từ những dữ liệu nhận được, bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn liệu bạn có nên niềng răng 1 hàm hay không.
Niềng răng 1 hàm mất bao nhiêu tiền?
Chi phí 1 hàm dĩ nhiên sẽ thấp hơn chi phí niềng răng 2 hàm. Thông thường, chi phí niềng răng 1 hàm giá sẽ được tính bằng 60% so với trọn gói điều trị 2 hàm. Ngoài ra, mức giá này còn phụ thuộc vào độ uy tín của nha khoa, bác sĩ điều trị, mức độ nặng hay nhẹ, loại mắc cài bạn lựa chọn và bảng giá từng nơi…

Chi phí niềng răng 1 hàm giá sẽ được tính bằng 60% so với trọn gói điều trị 2 hàm
Do đó, nếu có nhu cầu niềng răng 1 hàm và muốn tìm hiểu về chi phí điều trị thì cách tốt nhất bệnh nhân nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra, chụp phim và đánh giá mức độ sai lệch của răng. Nếu tất cả dữ liệu cho thấy rằng, bạn đủ điều kiện để niềng răng 1 hàm thì bác sĩ sẽ tư vấn và báo giá các loại mắc cài để bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Niềng răng 1 hàm có thể lựa chọn phương pháp nào? Các phương pháp niềng răng hiện nay
Có 2 loại hình niềng răng chủ yếu hiện nay là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (hay còn gọi là niềng răng trong suốt hoặc vô hình). Trong đó, niềng răng mắc cài còn được chia thành nhiều loại với các ưu điểm và mục đích sử dụng khác nhau.
Các loại mắc cài trong giải pháp niềng răng mắc cài là:
Mắc cài kim loại truyền thống
Là loại mắc cài xuất hiện đầu tiên của nền công nghệ niềng răng chỉnh nha với dây cung được gắn trong các rãnh mắc cài và được cố định lại bằng dây thun nhiều màu sắc. Thun buộc mắc cài có độ đàn hồi tốt, có khả năng chịu lực kéo lớn, giúp răng nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí. Hơn nữa, chi phí niềng răng 1 hàm của loại mắc cài này vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều người nên được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Tuy nhiên, xét về tính thẩm mỹ và độ an toàn thì chất lượng mắc cài kim loại truyền thống không cao. Người khác dễ dàng nhận ra bạn đang niềng răng; đồng thời, với một số cơ địa nhạy cảm cũng không thể loại trừ trường hợp dị ứng với kim loại. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, bệnh nhân có thể bị trầy xước môi, má, nướu do va chạm với mắc cài.
Mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc sử dụng hệ thống đóng mở tự động trên mắc cài, giúp dây cung trượt tự do trong rãnh; nhờ đó duy trì sự ổn định trong thời gian dài. Đồng thời, bệnh nhân cũng ít cảm thấy đau nhức, khó chịu sau mỗi lần thăm khám. Và thời gian đến nha khoa cũng được hạn chế bớt.

Mắc cài kim loại tự buộc sử dụng hệ thống đóng mở tự động trên mắc cài
Tương tự như mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài tự buộc cũng làm lộ khuyết điểm niềng răng, khiến người dùng cảm thấy e dè, ngại ngùng khi giao tiếp. Ngoài ra bạn cũng gặp nhiều rắc rối với môi, má và nướu dó chẳng mắc cài chạm vào/
Mắc cài mặt trong (mắc cài mặt lưỡi)
Là loại mắc cài được gắn vào mặt trong của hàm răng, người ngoài không thể biết được bạn đang niềng răng. Phương pháp này thường áp dụng cho những tình trạng răng không quá phức tạp. Tuy đạt độ thẩm mỹ cao nhưng bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng để tránh tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng khác, ảnh hưởng đến kết quả và thời gian điều trị.
Mắc cài sứ
Là sự cải tiến từ mắc cài kim loại, mắc cài sứ được làm hoàn toàn từ chất liệu sứ, có màu sắc tựa như răng thật và dây cung được thay thế bằng loại trắng trong; nhờ đó đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho hàm răng và nụ cười của bạn.
Ngoài ra, mắc cài sứ có bề mặt nhẵn mịn nên sẽ không gây tổn thương cho các mô mềm trong khoang miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận và hạn chế sử dụng các thức ăn có màu để tránh làm nhiễm màu mắc cài gây mất thẩm mỹ.
Mắc cài sứ tự buộc
Phương pháp niềng răng này có nhiều điểm tương đồng với mắc cài kim loại tự buộc nhưng chất liệu mắc cài được thay bằng sứ, còn dây cung thì được đổi sang dây thép màu trắng trùng với màu răng. Mắc cài sứ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian đến nha khoa; đồng thời cũng cho kết quả nhanh chóng.

Mắc cài sứ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian đến nha khoa
Niềng răng không mắc cài là loại niềng răng sử dụng bộ khay niềng trong suốt được chế tác dựa trên mẫu răng hàm và kích thước khuôn hàm của từng người. Niềng răng không mắc cài mang đến nhiều ưu điểm về sự tiện lợi như tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm thời gian thăm khám, ăn nhai và vệ sinh dễ dàng và đạt hiệu quả như mong đợi. Niềng răng trong suốt phù hợp với nhiều tình trạng răng miệng, từ nhẹ đến phức tạp. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là giá niềng răng 1 hàm cao nên khá kén người dùng.
Xem thêm ngay:
Trên đây là tổng hợp các thông tin về niềng răng 1 hàm và chi phí điều trị của phương pháp này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với nha khoa Delia để được tư vấn kỹ hơn nhé!