Một trong số những tình trạng bệnh lý mà nhiều người gặp phải nhất hiện nay chính là chân răng bị hôi. Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, chân răng có mùi hôi còn là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý nguy hiểm đòi hỏi người bệnh cần thăm khám bác sĩ trong thời gian sớm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

Mùi hôi khó chịu ở chân răng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống thường nhật
Chân răng bị hôi có nguy hiểm không? Hôi chân răng là bệnh gì?
Do là một triệu chứng không nguy hiểm nên nhiều người chủ quan khi gặp phải tình trạng chân răng bị hôi mà không biết rằng nó có thể tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thông thường nếu chân răng có mùi hôi trong thời gian ngắn thì nó có thể là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh ra mùi hôi. Hoặc có thể là do bạn ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sulphur cao như tỏi và hành nặng mùi, hút thuốc lá,…

Nếu chân răng hôi trong thời gian dài, nó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm: viêm nha chu, sâu răng,…
Tuy nhiên nếu chân răng hôi trong thời gian dài, nó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm và có thể bạn đã mắc phải một số bệnh lý như sau:
Viêm nha chu – Chảy máu và kèm theo hôi chân răng
Một trong số bệnh lý khả năng cao bạn có thể mắc phải khi chân răng hôi trong khoảng thời gian dài chính là viêm nha chu. Đây là một dạng nhiễm trùng lợi nặng. Nếu không điều trị sớm có khả năng gây ra tình trạng mất răng vĩnh viễn, viêm khớp dạng thấp, đột quỵ hoặc các bệnh hô hấp nguy hiểm.

Viêm nha chu kèm theo chảy máu và hôi miệng
Ngoài hôi chân răng, viêm nha chu còn bao gồm các triệu chứng khác như chân răng dễ chảy máu, xuất hiện mủ, viêm nướu,… Đây là cơ sở giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này.
Sâu răng – Đau nhức dai dẳng kèm theo chân răng bị hôi
Bệnh cạnh viêm nha chu, kẽ chân răng có mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu nhận biết bạn đang gặp phải tình trạng sâu răng. Nguyên nhân là do quá trình vệ sinh và chăm sóc răng miệng của bạn chưa tốt, thức ăn dễ mắc vào kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng xâm nhập và phát triển. Không chỉ gây ra tình trạng hôi chân răng, lâu dần vi khuẩn sẽ phá hủy mô cứng của răng thậm chí ảnh hưởng đến tủy răng bên trong nếu không điều trị sớm.

Sâu răng gây ra tình trạng hôi miệng và đau nhức
Bạn có thể nhận biết chân răng hôi có phải là bệnh sâu răng hay không bằng cách quan sát xem răng có xuất hiện thêm tình trạng đau nhức, những lỗ li ti màu đen xuất hiện,… Nếu như có những triệu chứng trên khả năng cao vi khuẩn sâu răng đã xâm nhập vào trong răng của bạn.
Viêm lợi – Mảng bám xuất hiện gây ra tình trạng hôi chân răng
Một trong số bệnh lý mà bạn có thể mắc phải khiến chân răng bị hôi là viêm lợi. Đây là kết quả của việc vệ sinh răng miệng không đúng cách giống như trường hợp sâu răng ở phía trên khiến cho mảng bám xuất hiện ở kẽ răng gây ra tình trạng viêm lợi, đau khi nhai, răng lung lay và hôi miệng.

Viêm lợi gây ra mùi hôi khó chịu
Ngoài dấu hiệu chân răng bị hôi bạn có thể nhận biết viêm lợi bằng cách quan sát xem răng có xuất hiện các mảng bám, sưng, chảy máu lợi hay không.
Viêm tủy răng, hoại tử xương – Bệnh lý nguy hiểm nhận biết thông qua hôi chân răng
Nguy hiểm nhất chính là viêm tủy răng và hoại tử xương. Đây là hai bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng mà bạn nên cẩn thận nếu như chân răng của mình bị hôi trong thời gian dài. Đây là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập sâu vào bên trong tủy răng và tác động tới tận xương gây ra tình trạng hoại tử, có mùi hôi khó chịu khi bạn ăn uống hoặc khó chịu. Kèm theo đó là một số biểu hiện như đau nhức dai dẳng, sốt nhẹ, vùng răng ảnh hưởng có thể viêm, sưng, dễ chảy máu,…

Viêm tủy răng gây ra tình trạng chân răng bị hôi
Một số bệnh lý tiền ẩn khác khi chân răng hôi
Ngoài những căn bệnh trên, khi tình trạng chân răng bị hôi kéo dài còn có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường xuất phát từ sự phân hủy mỡ trong cơ thể, bệnh liên quan đến đường ruột, dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, rối loạn hô hấp (xoang, amidan,..),…

Nhiều căn bệnh như da dày, đường ruột cũng là nguyên nhân sinh ra mùi hôi khó chịu
Nên chữa trị chân răng bị hôi tại nhà hay đến nha khoa uy tín?
Hôi chân răng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời chân răng bị hôi cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó việc chữa trị từ sớm là điều nên được thực hiện. Tuy nhiên điều trị chân răng bị hôi còn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

Điều trị hôi chân răng tại nhà chỉ là giải pháp tạm thời
Trong trường hợp chân răng bị hôi nhưng không kèm theo các dấu hiệu như đau nhức, sưng lợi, chảy máu chân răng hoặc bạn không có điều kiện hoặc thời gian để đến nha khoa, có thể thử một số biện pháp tại nhà như:
- Đánh răng đúng cách và thường xuyên ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Pha trà gừng với mật ong rồi uống để loại bỏ vi khuẩn và khử mùi hôi ở chân răng.
- Sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn.
- Tranh một số thực phẩm gây ra tình trạng hôi như hành, tỏi và cafe.
- Hạn chế hút thuốc lá.
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Nếu tình trạng hôi miệng không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp tại nhà, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ nha khoa uy tín. Việc đến nha khoa để được chẩn đoán và điều trị chuyên nghiệp là lựa chọn tốt hơn so với tự chữa trị tại nhà. Dưới đây là một số lý do:
- Chẩn đoán chính xác: Nha sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây hôi răng, như bệnh nướu viêm, sâu răng, mảng bám, hoặc các vấn đề khác. Điều này giúp họ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Điều trị chuyên nghiệp: Nha sĩ có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để điều trị các vấn đề răng miệng, bao gồm chữa trị hôi miệng. Họ có thể tiến hành vệ sinh răng miệng sâu hơn, gỡ bỏ mảng bám và đồng thời xử lý vấn đề gốc rễ gây hôi.
- Tư vấn và hướng dẫn tận tình: Nha sĩ có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích về cách chăm sóc răng miệng và phòng ngừa hôi miệng trong tương lai.

Nên đến nha sĩ để điều trị dứt điểm mùi hôi khó chịu
5 cách phòng tránh giúp loại bỏ nỗi sợ chân răng bị hôi
Không phải ngẫu nhiên chân răng bị hôi. Phấn lớn nguyên nhân nhiều người bị hôi chân răng là do vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa được tốt. Do đó bạn cần tham khảo một số cách phòng tránh chân răng hôi sau đây:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau khi ăn.
- Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn xong để loại bỏ thức ăn thừa dính lại trong kẽ răng.
- Ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin và uống sữa để bổ sung canxi tốt cho xương, răng chắc khỏe.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc, uống cà phê, nước có gas… vì không tốt cho răng miệng.
- Hạn chế sử dụng tăm để tránh tổn thương răng miệng.

Cách ngăn ngừa tình trạng chân răng bị hôi hiệu quả: Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau khi ăn
Lời kết
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu rõ về nguy cơ mắc các bệnh lý khi chân răng bị hôi. Để có thể chẩn đoán và điều trị sớm bạn nên đến nha khoa uy tín thay vì thực hiện những phương pháp chữa trị tại nhà. Hãy đến ngay Delia để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị giúp bạn cải thiện tình trạng răng miệng của bản thân tốt hơn nhé! Hãy gọi tới số Hotline 076 329 6666 để đặt lịch hẹn thăm khám nhé!