Cần phải lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé vì nhổ răng sữa sẽ được ví như một cột mốc trong sự phát triển của con bạn. Nhưng một vài chiếc răng sữa đầu tiên khi bị mất sẽ có thể khiến cho trẻ cảm thấy không quen và hoảng sợ. Cùng nha khoa Delia tìm hiểu về cách nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách tại nhà nhé.

Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ rất quan trọng và là điều rất nhiều ba mẹ thắc mắc: liệu răng lung lay như thế này đã nhổ được chưa, như nào thì nên nhổ cho trẻ? Dưới đây là 5 dấu hiệu bạn có thể nhổ răng sứ cho trẻ ngay:
- Răng sữa bị lỏng: Thường thì răng sữa bắt đầu lỏng khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi. Nếu răng sữa của trẻ bắt đầu lỏng và sẽ rơi ra một cách tự nhiên trong thời gian gần, bạn có thể đợi cho đến khi răng đó tự rơi ra. Răng rơi ra tự nhiên sẽ hạn chế ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Răng sữa không rơi ra: Nếu răng sữa không tự rơi ra trong thời gian dự kiến hoặc nó bị lỏng mà không rơi ra, bạn nên đến nha khoa để được hỗ trợ và được xử lý an toàn nhất. Trong một số trường hợp, răng sữa không được nhổ có thể cản trở sự phát triển và xuất hiện của răng vĩnh viễn mới.
- Răng sữa bị nhiễm trùng hoặc gây đau đớn: Nếu răng sữa của trẻ bị nhiễm trùng hoặc gây đau đớn, bác sĩ có thể đề xuất nhổ răng sữa để giảm triệu chứng và ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.
- Răng sữa bị vỡ hoặc hỏng nặng: Trong trường hợp răng sữa bị vỡ hoặc hỏng nặng, cần thực hiện can thiệp nha khoa để đảm bảo rằng răng vĩnh viễn sẽ không bị ảnh hưởng.
- Răng sữa cản trở cho việc nói chuyện hoặc ăn uống: Nếu răng sữa gây ra vấn đề cho việc nói chuyện hoặc ăn uống của trẻ, bạn nên thảo luận với bác sĩ để xem xét tình hình và tìm cách giải quyết.

Nhổ răng sữa cho trẻ khi răng lung lay hoặc gặp các vấn đề như sâu, viêm ( tham khảo chỉ định bác sĩ)
Phương pháp nhổ răng sữa cho bé tại nha
Giá nhổ răng sữa cho bé tại phòng khám chỉ khoảng 50.000 đồng, khu vực nông thôn giá chỉ khoảng 30.000 đồng, chi phí không quá đắt, để an toàn ba mẹ nên cho trẻ đến phòng khám nha khoa. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện nhổ răng sữa tại nhà theo phương pháp truyền thống ( lưu ý khuyến cáo nhổ răng theo phương pháp truyền thống khiến nhiều trẻ sợ hãi và ảnh hưởng đến tâm lý, không khuyến cáo):
- Hướng dẫn trẻ lấy lưỡi đẩy răng để chân răng lung lay, sau đối có thể đẩy mạnh. Tuy nhiên việc này cần trẻ hợp tác và có sự can đảm.

Phương pháp truyền thống: lấy lưỡi đẩy để răng tự rụng

Lấy tay nhổ răng khi răng lung lay, chân răng quá yếu
- Sử dụng chỉ buộc chấn răng và kéo mạnh.

Sử dụng chỉ để nhổ răng sữa – Bác sĩ không khuyến cáo
5 lưu ý nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách
Răng sữa lung lay và rơi tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên rất hiếm răng rơi tự nhiên. Ba mẹ thường có những biện pháp để nhổ răng sữa. 5 Lưu ý quan trọng khi bạn thực hiện nhổ răng sữa tại nha mà ba mẹ cần phải biết:
Cách cầm máu cho trẻ khi nhổ răng sữa
Có rất nhiều em bé đã khóc hoặc kinh hãi khi thấy máu bắt đầu chảy trong khoang miệng của mình sau khi tiến hành nhổ răng sữa. Trước khi nhổ răng hãy giải thích cho bé đây là một hiện tượng bình thường và sau đó cha mẹ sẽ có thể hướng dẫn trẻ cách thức cầm máu như sau:
- Gấp bông nhiều lần để tạo ra một lớp bông dày và sau đó hướng dẫn bé tiến hành cắn bông vào chiếc răng vừa mới nhổ.
- Thay bông mới khi chúng đã ướt.
- Để yên trong vòng 20-30 phút.
Trong trường hợp máu vẫn chảy sau đó cha mẹ hãy nhớ:
- Gấp bông nhiều lần rồi làm ẩm bằng nước hơi ấm và sạch. Tiếp theo, đặt bông nhẹ nhàng lên chiếc răng mới nhổ. Cắn chặt miếng bông đó trong vòng 30 phút và khi thấy bông ướt cha mẹ có thể thay bông cho bé.
- Không cho bé động tay đẩy lưỡi hay tác động bất cứ thứ gì lên những vùng răng mới nhổ.

Hướng dẫn trẻ giữ chặt bông để cầm máu ít nhất 20 – 30 phút để vết thương lành
Đảm bảo quá trình hình thành máu đông
Sau khi bé nhổ răng sữa những cục máu đông này sẽ xuất hiện trong vùng ổ răng. Điều này sẽ bình thường và là một biểu hiện tích cực thông báo vết thương đang dần lành lại. Lúc này cha mẹ cần lưu ý:
- Không cho bé hút ống trong thời gian 24 giờ sau khi nhổ răng.
- Không để bé súc miệng mạnh.
- Không uống đồ uống có ga.
- Không đánh răng lên trên vùng nướu vừa nhổ.
- Không nên để bé vận động mạnh hoặc là nô đùa trong 24 giờ sau khi nhổ răng.
Chế độ ăn uống sau khi thay răng sữa cho trẻ
Sau khi nhổ răng sữa, ba mẹ nên lưu ý:
- Cho trẻ uống nhiều nước, không uống nước nóng.
- Ăn các món lỏng và mềm khi vết thương còn đau.
- Không ăn đồ ăn nóng.
- Hạn chế đồ ngọt.
- Không ăn những thực phẩm giòn như khoai tây chiên hay bỏng ngô,…

Nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ dưới dạng suop, sinh tố để ăn và đảm bảo dinh dưỡng
Một số thực phẩm có thể kích thích được quá trình lành thương nhanh hơn:
- Bơ.
- Chuối.
- Nước dùng ( nước thịt bò, nước thịt gà, nước rau luộc).
- Cháo, Súp.
- Nước ép.
- Sữa chua.
- Cá hồi.
- Khoai tây nghiền.
Vệ sinh răng miệng cho bé
Duy trì vệ sinh răng miệng đảm bảo giữ răng miệng:
- Sử dụng bàn chải lông mềm và không cọ xát vào khu vực nướu bị đau: Sử dụng bàn chải răng mềm, có đầu nhỏ. Chải răng cho bé cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Đặt bàn chải ở góc 45 độ so với răng và chải mỗi bên của răng, cả trên và dưới. Nên chải cả lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa hơi thở khá.
- Kem đánh răng không chứa florua để đảm bảo an toàn cho bé. Bạn nên chọn kem đánh răng có hương vị phù hợp với bé để tránh bé từ chối.
- Cho bé sử dụng nước súc miệng chứa florua sau khi chải răng. Tuy nhiên, đảm bảo rằng bé không nuốt nước súc miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế vệ sinh mạnh vị trí nhổ răng sữa
Xem thêm ngay:
- Chỉnh nha cho trẻ em – Độ tuổi chỉnh nha cho trẻ hợp lý nhất
- Dạy trẻ đánh răng – Hướng dẫn chi tiết giúp trẻ thích đánh răng hơn
Cách giảm đau và sưng cho bé
Khi bé cáu gắt khó chịu hay biếng ăn là biểu hiện thường thấy của bé sau khi nhổ răng sữa. Lý do có thể là do trẻ em cảm thấy đau nhức và bị sưng tấy. Cha mẹ có thể giảm bớt lại sự đau cho con bằng cách chướm đá lên vùng bị sưng. Sau vài ngày không thấy bé đỡ hơn mà còn sốt hoặc bị nôn nhiều lần cha mẹ phải đưa con đi khám ngay lập tức.
Thay răng sữa ở trẻ em là một hiện tượng bình thường nhưng lại rất có phần ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy cha mẹ cần nắm rõ thời gian bé thay răng sữa cũng như những lưu ý về việc chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng cho bé sau khi tiến hành nhổ răng để đảm bảo trẻ có một hàm răng chắc khỏe.

Đến phòng khám nha khoa để được nhổ răng sữa an toàn nhất
Để an toàn hơn khi nhỏ răng sữa cho bé, ba mẹ cho bé đến ngay nga khoa Delia để xử lý răng sữa nhanh nhất.