Kiến thức nha khoa

Top 5 kinh nghiệm niềng răng, sự thật nhất định bạn không nên bỏ lỡ

Niềng răng là một kỹ thuật nha khoa nắn chỉnh những hàm răng mọc sai lệch về đúng quỹ đạo nhằm tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười, giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn và hạn chế các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai sau khi niềng răng chỉnh nha cũng nhận được kết quả như ý. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn nên trang bị cho bản thân một số kinh nghiệm niềng răng thưa hữu ích dưới đây. 

Để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn nên trang bị cho bản thân một số kinh nghiệm niềng răng thưa hữu ích

Để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn nên trang bị cho bản thân một số kinh nghiệm niềng răng thưa hữu ích

Kinh nghiệm niềng răng: Độ tuổi niềng răng là bao nhiêu?

Độ tuổi niềng răng có ảnh hưởng lớn đến kết quả và thời gian chỉnh nha. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên niềng răng càng sớm càng tốt. Trong đó, độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là 12 – 18 tuổi. Lúc này, nếu răng xuất hiện những sai lệch ở trẻ, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc phòng nha để bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp.

Ở độ tuổi này, xương hàm còn đang phát triển nên dễ uốn nắn hơn so với độ tuổi trưởng thành khi xương đã cứng cáp. Kết quả điều trị mà trẻ đạt được có thể như ý nguyện; đồng thời thời gian đeo niềng cũng không quá lâu như với người lớn niềng răng.

Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là 12 - 18 tuổi

Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là 12 – 18 tuổi

Khi đã qua độ tuổi niềng răng lý tưởng, bạn cũng có thể niềng răng được. Tuy nhiên, kết quả đôi khi sẽ không cao và phải tốn nhiều thời gian đeo niềng hơn; do đó đòi hỏi bạn phải thật kiên trì.

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Trong quá trình niềng răng, đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhổ bớt một số răng để tạo khoảng trống cho những răng khác dịch chuyển. Đây là một chỉ định bắt buộc nếu như răng mọc quá dày, mọc chen chúc, cung xương hàm nhỏ nhưng răng lại nhiều… hoặc răng khôn đã mọc dù cho mọc thẳng hay mọc nghiêng, mọc ngầm.

Còn với trường hợp răng thưa, răng bị mất hoặc thiếu răng thì không nhất thiết phải nhổ răng bởi lúc này hàm răng đã có sẵn khoảng trống để các răng dịch chuyển.

Trong quá trình niềng răng, đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhổ răng để tạo khoảng trống cho những răng khác dịch chuyển

Trong quá trình niềng răng, đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhổ răng để tạo khoảng trống cho những răng khác dịch chuyển

Việc có nhổ răng hay không sẽ được bác sĩ chỉ định và thông báo cho bệnh nhân sau khi thăm khám và chụp phim. Không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng; do đó, để biết chính xác bạn có phải nhổ răng trước khi niềng răng hay không thì cách tốt nhất nên đến nha khoa để bác sĩ trực tiếp kiểm tra thì mới xác định được cho bạn.

Niềng răng có đau không?

Thực tế, bất cứ sự can thiệp nào lên hàm răng đều mang đến cảm giác khó chịu, đau nhức cho bệnh nhân. Và niềng răng cũng không tránh khỏi tình trạng này.

Khi các khí cụ mắc cài, dây cung hay khay niềng được đặt vào răng thì sẽ tác động một lực lên chúng để kéo hoặc đẩy chúng về vị trí đã được định sẵn. Khi răng dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu là lúc bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức, khó chịu ở răng.

Tuy nhiên, sau khoảng 1 – 3 tuần khi bạn đã dần quen với sự di chuyển này thì cơn đau sẽ dần tan biến; bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Và trong những lần thay khay mới hoặc bác sĩ tăng lực siết mới cảm giác đau nhức sẽ lại diễn ra nhưng không quá đau như lúc mới ban đầu.

Thực tế, bất cứ sự can thiệp nào lên hàm răng đều mang đến cảm giác khó chịu

Thực tế, bất cứ sự can thiệp nào lên hàm răng đều mang đến cảm giác khó chịu

Nếu bạn cảm thấy cơn đau quá mức chịu đựng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn. Và cơn đau mỗi người là khác nhau, tuỳ vào cơ địa của mỗi người nên bạn đừng nên quá lo lắng.

Kinh nghiệm niềng răng: Thời gian niềng răng bao lâu?

Thông thường, một ca niềng răng chỉnh nha sẽ mất khoảng 6 – 36 tháng, được tính từ lúc gắn khí cụ cho đến khi tháo chúng ra. Khoảng thời gian này sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: 3 – 6 tháng đầu tiên là giai đoạn sắp xếp lại các răng trên cung hàm
  • Giai đoạn 2: 3 – 6 tháng tiếp theo là lúc các trục răng được điều chỉnh lại
  • Giai đoạn 3: 6 – 9 tháng sau đó là thời điểm điều chỉnh toàn bộ khớp cắn
  • Giai đoạn 4: 6 – 9 tháng cuối cùng là thời gian ổn định các răng trước khi tháo niềng

Thông thường, một ca niềng răng chỉnh nha sẽ mất khoảng 6 - 36 tháng

Thông thường, một ca niềng răng chỉnh nha sẽ mất khoảng 6 – 36 tháng

Thực tế, thời gian niềng răng của từng người là khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tình trạng sức khỏe răng miệng: Đối với những bệnh nhân có sức khỏe răng miệng tốt, thời gian niềng răng sẽ ngắn hơn. Còn với trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nha chu… thì phải điều trị các bệnh lý trước rồi mới tiến hành niềng răng được nên thời gian sẽ kéo dài hơn.
  • Mức độ sai lệch của hàm răng: Nếu khuyết điểm răng nặng thì thời gian sẽ lâu hơn so với các tình trạng lệch nhẹ.
  • Độ tuổi niềng răng: Tuổi càng lớn thì thời gian niềng càng lâu do xương hàm đã hoàn thiện và cứng cáp hơn so với tuổi nhỏ.
  • Phương pháp niềng răng được sử dụng: Mỗi loại niềng sẽ có thời gian điều trị khác nhau. Với mắc cài sứ, pha lê hay khay niềng thì thời gian đeo niềng sẽ lâu hoặc nhanh hơn so với loại niềng răng truyền thống.

Để biết chính xác cụ thể niềng răng mất bao lâu thì bạn nên đến trực tiếp trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị cũng như thời gian niềng răng cho bạn.

Xem thêm ngay:

Cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng như thế nào?

Trong thời gian đeo niềng, bệnh nhân cần chú ý và cẩn thận nhiều hơn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Cụ thể là:

  • Nên chải răng ít nhất 3 lần/ ngày sau khi ăn để ngăn ngừa sự tích tụ của thức ăn bám vào mắc cài và kẽ răng;
  • Không chải răng ngay sau khi ăn các đồ ăn có nhiều axit như chanh, cam, quýt… vì lúc này các axit sẽ làm cho men răng yếu đi nên việc đánh răng sẽ tổn hại đến men răng;
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải theo chiều thẳng đứng và hạn chế dùng lực mạnh để tránh xảy ra tình trạng tụt nướu;
  • Chọn kem đánh răng có chứa Florua để giúp chống sâu răng hiệu quả hơn;
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa bám trên kẽ răng thay vì dùng tăm xỉa răng nhằm tránh tạo lỗ hổng giữa các răng hoặc làm tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng;
  • Sử dụng thêm bàn chải kẽ răng hoặc tăm nước để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng cũng như mắc cài nhằm hạn chế gây các bệnh răng miệng trong quá trình niềng răng.

Trong thời gian đeo niềng, bệnh nhân cần chú ý và cẩn thận nhiều hơn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng

Trong thời gian đeo niềng, bệnh nhân cần chú ý và cẩn thận nhiều hơn trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm niềng răng mà bạn có thể tham khảo trước khi bắt đầu hành trình thay đổi nụ cười của mình. Điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý chính là lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, có tâm để đảm bảo kết quả tốt nhất, tránh những hệ quả xấu cho sức khỏe răng miệng của mình. Chúc bạn thành công!