Hàn trám răng

Hỏng Men Răng – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục Tốt Nhất

Hiện nay, nhiều người tỏ ra lo lắng khi bị hỏng men răng. Họ không biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và cách khắc phục như thế nào. Vì thế, bài biết sau đây nha khoa Delia sẽ chia sẻ tới bạn về dấu hiệu báo men răng bị hỏng và những vấn đề liên quan.

Men răng là gì?

Men răng là một lớp chất vô cùng cứng nằm ngoài cùng trong cấu trúc của răng. Hai thành phần cấu tạo của men răng là Fluor và Calci giúp bảo vệ răng khỏi sự ăn mòn và chịu được những tác động của acid, kiềm, nóng, lạnh.

Ngoài ra, Fluor còn giúp vào việc tái khoáng để tạo ra một bề mặt men cứng chắc, giúp phòng sâu răng và chống lại các mảng bám. Trên cùng 1 răng, độ dày của men răng sẽ không đồng đều, dày nhất ở đỉnh lên đến 2,5mm và mỏng nhất ở vùng biên.

Màu sắc bình thường của men răng cũng khác nhau từ vàng nhạt đến xám trắng.

Dù men răng rất cứng chắc nhưng nó vẫn có thể bị hư tổn bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế, chúng ta cần lưu ý rằng, men răng không thể tự phục hồi sau khi bị hư tổn vì không chứa các tế bào sống.

Những dấu hiệu “cảnh báo” hỏng men răng

Khi men răng bị tổn thương, sẽ xuất hiện dấu hiệu và cảnh báo nhất định. Vì vậy bạn không nên xem thường và nên cảnh giác với mọi triệu chứng, đi thăm khám và điều trị sớm nhất tránh các biến chứng nguy hiểm nhé.

Răng xuất hiện những vết đốm trắng đục

Răng xuất hiện những đốm trắng có thể là do vi khuẩn làm thay đổi các mảng bám thành axit, làm đảo lộn các chất trong men răng. Hoặc cũng có thể là vì cơ thể quá thừa fluor nên dẫn tới xuất hiện các đốm trắng đục trên bề mặt của răng.

Nếu bạn thấy nhiều đốm trắng trên bề mặt răng mà không có biện pháp điều trị thì vi khuẩn nhanh chóng sẽ gây ra bệnh sâu răng hoặc các bệnh lý khác như viêm nhiễm mô, nướu…

Những dấu hiệu "cảnh báo" hỏng men răng

Hỏng men răng xuất hiện nhiều mảng bám, các vết đốm trắng

Xuất hiện những cơn ê buốt

Tình trạng răng bạn xuất hiện những cơn ê buốt thì nguyên nhân chủ yếu là do lớp men răng bị tổn thương. Nhưng cũng có thể xuất phát điểm là do bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng men răng hoặc do chế độ chăm sóc răng miệng, vệ sinh cá nhân chưa tốt.

Ngoài ra, nguyên nhân làm tổn thương men răng cũng có thể là do tai nạn hoặc va chạm mạnh khiến cho men răng bị sứt, mẻ.

Khi men răng bị tổn thương thì nó sẽ làm lộ ra ngà răng và khi ăn uống, thức ăn sẽ kích thích vào ngà răng gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu.

Những dấu hiệu "cảnh báo" hỏng men răng

Xuất hiện những cơn e buốt khi có dấu hiệu men răng bị hỏng

Răng bong tróc khi ăn đồ cứng

Khi bạn ăn đồ cứng, lớp men răng mỏng và nhạy cảm có thể bị bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy men răng của bạn đã yếu và rất dễ bị tổn thương. Chỉ với tác động nhẹ thì cũng có thể làm men răng bị ảnh hưởng.

Video khắc phục hỏng men răng bằng cách thẩm mỹ răng sứ 

Men răng có khả năng tự phục hồi sau khi hỏng không?

Men răng là một phần rất quan trọng trong cấu trúc của răng, tuy nhiên, khả năng tự phục hồi của men răng khi bị tổn thương hoặc hỏng là rất hạn chế. Mặc dù cơ thể con người có khả năng tự phục hồi nhiều loại mô khác nhau như da, xương, và sụn, men răng lại không thuộc vào danh sách này.

Men răng là một mô cứng nhất trong cơ thể, nhưng nó không phải là mô sống, vì vậy nó không thể tự tái tạo một cách tự nhiên. Một khi men răng bị tổn thương, mài mòn, hoặc hỏng, nó không thể hồi phục một cách tự nhiên hay thông qua việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng thông thường như kem đánh răng.

Do đó, việc duy trì men răng và chăm sóc răng miệng hàng ngày là rất quan trọng để bảo vệ men răng khỏi tổn thương và mất đi. Các biện pháp chăm sóc răng bao gồm chải răng đúng cách, sử dụng chỉ và nước súc miệng, và thực hiện kiểm tra định kỳ tại nha sĩ để phát hiện và điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời.

Men răng có khả năng tự phục hồi sau khi hỏng không?

Các yếu tố bẩm sinh ảnh hướng đến chất lượng men răng

4 nguyên nhân phổ biến gây hỏng men răng

Có nhiều lý do gây hỏng và tổn thương men răng, có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, bao gồm cả lý do khách quan và chủ quan.

Do thói quen xấu

Nếu bạn có các thói quen như cắn móng tay, nghiến răng, dùng tăm xỉa răng, mở nắp chai bằng răng… thì bạn đang tự bào mòn chính men răng của mình đấy. Thậm chí còn làm sứt mẻ, gãy răng.

Cắn móng tay là thói quen xấu khiến bạn nhanh bị hỏng men răng

Cắn móng tay là thói quen xấu khiến bạn nhanh bị hỏng men răng

Hỏng men răng do đánh răng sai cách

Nếu bạn đánh răng quá nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng bàn chải cứng, quá mạnh sẽ gây mòn men răng hoặc tụt nướu.

Axit ăn mòn men răng

Nếu bạn có sở thích và thói quen sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có tính axit cao như trái cây, nước ép có vị chua, cà phê, trà, rượu, nước có ga… thì khả năng men răng bị hỏng rất cao.

Các loại thực phẩm nhiều axit tác động làm hỏng men răng

Các loại thực phẩm nhiều axit tác động làm hỏng men răng

Do tính di truyền

Men răng hỏng cũng có thể là do yếu tố di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ có men răng xấu thì khả năng men răng của con không chắc khỏe là rất cao. Hoặc khi răng của bạn cơ địa dễ tổn thương, nhiễm màu kháng sinh thì cũng là điều không thể tránh khỏi.

Giải pháp khắc phục hỏng men răng hiệu quả

Khi men răng bị hỏng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của chúng ta nên việc quan trọng là tìm ra một giải pháp khắc phục hiệu quả và an toàn.

Phương pháp thẩm mỹ tại nha khoa

Để khắc phục tình trạng men răng hỏng thì ngoài việc vệ sinh răng miệng khoa học thì bạn cũng có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau đây để bảo vệ men răng:

Bọc răng sứ

Đây là phương pháp sử dụng các mão sứ chụp lên các răng thật bị hỏng men răng. Từ đó, tạo một lớp bảo vệ vững chãi giúp khôi phục chức năng ăn nhai cũng như cải thiện hoàn toàn thẩm mỹ cho răng.

Bọc răng sứ khắc phục tình trạng hỏng men răng, hình thể răng không đẹp

Bọc răng sứ khắc phục tình trạng hỏng men răng, hình thể răng không đẹp

Trám răng

Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là giải pháp thẩm mỹ nhanh chóng và an toàn được sử dụng để sửa chữa, phục hình những vết nứt, vỡ, sâu răng hay mòn cổ chân răng… Tuy nhiên nó chỉ hiệu quả với các vết rất nhỏ và cũng chỉ được sử dụng tạm thời. Bởi nó không thể bám dính mãi trên răng.

Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng

  • Song song với việc điều trị bằng các phương pháp nha khoa thì bạn cũng cần có những chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách:
  • Đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần với kem đánh răng có chứa chất fluoride để bảo vệ men răng.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng, thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh để hạn chế làm mòn men răng.

Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, hạn chế thói quen xấu tác động lên răng

Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, hạn chế thói quen xấu tác động lên răng

  • Thay đổi những thói quen xấu
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì lấy tăm xỉa răng để không làm hỏng men răng và tổn thương nướu.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều axit
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì bạn nên đến nha khoa để bác sĩ có thể làm máng chống nghiến, ngăn chặn tình trạng này.

10 biện pháp “vàng” giúp bạn bảo vệ men răng khỏe mạnh hơn

  • Đánh răng đều đặn: Hãy đánh răng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng. Đánh răng giúp ngăn vi khuẩn Streptococcus mutans tích tụ trong miệng, nguyên nhân chính gây sâu răng.
  • Sử dụng kem đánh răng có fluoride: Chọn kem đánh răng chứa fluoride, theo khuyến nghị của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA). Fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng và tăng sức mạnh cho men răng.

Đánh răng đều đặn, sử dụng kem đánh răng có fluor

Đánh răng đều đặn, sử dụng kem đánh răng có fluor

  • Uống nước nhiều hơn: Uống nhiều nước giúp loại bỏ chất độc hại và súc miệng sau khi ăn thức ăn có tính axit hoặc đường.
  • Giảm thực phẩm giàu tinh bột: Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn giản, như khoai tây và bánh mì, tăng đường trong miệng và có thể gây hỏng men răng.
  • Nhai kẹo cao su không đường: Kẹo cao su không đường có thể loại bỏ mảng bám và đường, giúp bảo vệ men răng khỏi mất khoáng chất. Hãy nhai sau hoặc giữa các bữa ăn.

  • Ăn trái cây và nước ép trái cây cẩn thận: Trái cây có thể có tính axit cao, gây mất canxi men răng. Uống nước ép trái cây cũng tương tự. Hãy ăn trái cây và uống nước ép trái cây một cách điều độ.
  • Chế độ ăn ít đường: Đường có tính axit cao và gây mất khoáng chất răng. Hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống chứa đường để bảo vệ men răng.
  • Hạn chế cà phê, trà và nước sô đa: Cà phê, trà và nước sô đa ít có lợi cho tái khoáng men răng và có thể có tính axit và đường.

  • Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi tự nhiên trong răng có thể bị mất đi do tác động của axit và vi khuẩn. Ăn thực phẩm giàu canxi và bổ sung vitamin D giúp bảo vệ men răng.
  • Giảm tiêu thụ sản phẩm sữa: Sữa truyền thống có đường lactose có thể tăng độ axit trong miệng. Hãy xem xét sữa không chứa lactose hoặc các sản phẩm sữa thay thế.

Mặc dù men răng không thể hồi phục, nhưng bằng cách thực hiện những biện pháp bảo vệ này hàng ngày, bạn có thể ngăn ngừa hỏng men răng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề hỏng men răng, xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Delia qua hotline 0763.29.6666 hoặc đến trực tiếp Nha khoa để được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.