Viêm nướu răng là tình trạng vùng lợi quanh chân răng bị sưng, viêm nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh chóng thành những bệnh lý răng nghiêm trọng như nhiễm trùng, áp xe răng… Vậy dấu hiệu viêm nướu răng như thế nào? Viêm nướu răng làm sao hết? Bao lâu thì khỏi? Nguyên nhân, cách điều trị nhanh nhất trong bài viết dưới đây:

Viêm nướu răng có thể gây nhiễm trùng, áp xe răng
Nguyên nhân gây viêm nướu chân răng
Bệnh viêm nướu thường không có triệu chứng đau nên đôi khi người bệnh sẽ không thể biết được. Tuy nhiên, có 4 dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết như:
- Nướu răng sưng, có màu đỏ sẫm, mềm.
- Lợi co lại, dễ bị chảy máu khi đánh răng.
- Xuất hiện tình trạng hôi miệng.
- Khi nhai sẽ bị đau.

Biểu hiện của viêm nướu có thể là sưng đỏ, co lại, có thể dẫn đến chảy máu
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu sẽ tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng tới mô và xương gây viêm nha chu. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên tới địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Hầu hết nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu là do chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày không tốt. Các mảng bám thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ tích tụ dần, hình thành cao răng. Các mảng bám cao răng tích tụ sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu.
Ngoài ra có 3 nguyên nhân gây bệnh khác như:
- Hút thuốc lá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng viêm nướu, tụt lợi.
- Một số bệnh lý như tiểu đường cũng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, gây viêm nướu.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm lợi vì nó làm giảm tiết nước bọt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm nướu, viêm lợi
Đối tượng bị viêm nướu răng
Viêm nướu rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể gặp, thường gặp phải trong 3 nhóm đối tượng: trẻ em, phụ nữ khi mang thai và nhóm không chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Viêm nướu răng ở trẻ em
Quá trình mọc răng ở trẻ em cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nướu, viêm lợi. Trẻ em ở độ tuổi 5 – 7 tuổi thường mắc một số bệnh lý răng miệng như:
- Loét áp-tơ niêm mạc miệng: Là tình trạng loét niêm mạc miệng gây đau nhức dữ dội. Điều này có thể do hệ miễn dịch kém, lây nhiễm vi sinh vật…
- Viêm nướu hoại tử cấp tính: Là tình trạng nhiễm khuẩn Borrelia vincenti thường do suy giảm sức đề kháng ở trẻ. Dấu hiệu của bệnh đó chính là xuất hiện một lớp giả mạc màu trắng được cấu tạo bởi bạch cầu mô hoại tử trên nướu. Đặc biệt tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên kèm triệu chứng hôi miệng khiến trẻ quấy khóc, chán ăn.
Ngoài ra, vấn đề viêm nướu có thể do nguyên nhân chăm sóc răng miệng không đúng cách, không đánh răng thường xuyên.

Trẻ em thường bị loet áp tơ niêm mạc miệng, viêm nướu hoại tử cấp
Viêm nướu khi mang thai
Hầu hết tới 70% phụ nữ mang thai đều gặp vấn đề về răng miệng. Viêm nướu thường bắt đầu từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Nguyên nhân do sự gia tăng hormon progesteron và estrogen trong thai kỳ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng kém của thai phụ cũng có thể gây cao răng.

Quá trình mang thai, thay đổi hormon là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai bị viêm nướu
Người không chăm sóc răng miệng cẩn thận
Bên cạnh những trường hợp trên, viêm nướu cũng xảy ra ở những người không chăm sóc răng miệng tốt. Một số tác nhân hàng ngày cũng có thể gây viêm nướu:
- Chải răng theo chiều ngang, dùng lực quá mạnh hay dùng chỉ nha khoa sai cách có thể gây tổn thương nướu
- Ăn các loại thực phẩm cứng, đồ cay nóng sẽ gây kích ứng, khó chịu vùng nướu
- Bên cạnh đó, nếu như bạn thực hiện chế độ ăn uống không lành mạnh, thu nạp ít vitamin cào cơ thể cũng khiến cho cơ thể không đủ chất, ảnh hưởng tới nướu.

Chăm sóc răng miệng sai cách có thể dẫn đến viêm nướu
Giải pháp điều trị viêm nướu răng
Viêm nướu uống thuốc gì? Có một số loại thuốc giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm nướu như:
- Thuốc kháng viêm như ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam:có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng, đau do viêm lợi
- Thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tác dụng kháng viêm, cũng rất hiệu quả cho việc giảm triệu chứng viêm lợi
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…) được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm nướu.

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ có thể chữa khỏi viêm nướu mà không cần đến tiểu phẫu
Để đều trị tận gốc tình trạng viêm nướu, người bệnh cần lấy sạch cao răng, kết hợp điều trị tận gốc bệnh lý để đảm bảo kết quả tốt nhất. Hiện nay, công nghệ lấy cao răng siêu âm hiện đại được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở nha khoa. Công nghệ sử dụng bước sóng siêu âm tác động nhẹ nhàng tới cao răng, bóc tách dễ dàng ra khỏi thân răng mà không gây ảnh hưởng tới men răng. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm phương pháp lấy cao răng không gây hại đến sức khỏe.
Quy trình làm sạch răng thông thường gồm có các bước:
- Lấy cao răng: Bác sĩ sử dụng đầu lấy cao răng loại bỏ sạch các mảng bám trên từng kẽ răng, thân răng
- Làm sạch vết dính: Các vết ố vàng cũng được lấy đi trên bề mặt răng
- Đánh bóng: Đánh bóng răng giúp làm mòn đi lớp men cứng đã bị Flour hóa trên bề mặt răng.

Đến ngay nha khoa Delia để được tư vấn điều trị chuẩn nhất
Cách phòng ngừa viêm nướu răng hiệu quả
Để ngăn ngừa tình trạng viêm nướu xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, tốt nhất bạn hãy tạo thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt như sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải răng thật kỹ, chải theo chiều dọc và xoay tròn trên bề mặt răng
- Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng lấy sạch thức ăn dư dắt vào kẽ răng
- Súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn trên răng
- Chú ý các dấu hiệu bất thường trên răng như nướu đỏ, sưng chân răng, chảy máu khi chải răng,…
- Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần
Trên đây là những thông tin về viêm nướu răng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan, hãy liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được các chuyên gia giải đáp!