Hậu Quả Khi Để Mất Răng Quá Lâu Và Cách Khắc Phục

Mỗi răng trên khuôn hàm đều có một nhiệm vụ riêng. Chính vì thế, răng mất lâu năm gây ra nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ răng miệng. Vậy hậu quả khi mất răng lâu ngày có hại như thế nào? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

Hậu quả khi để mất răng quá lâu

Một số người khi mắc tình trạng mất răng thì chủ quan, coi nhẹ và cho răng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tượng mất chân răng kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai

Khi răng mất, sức nhai giảm sút nên không thể nghiền nát được thức ăn dẫn đến việc khó hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột non. Điều này còn tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày và bệnh tiêu hóa. Không còn răng, người bệnh bắt buộc phải lựa chọn thức ăn mềm hơn và hạn chế ăn một số thứ yêu thích, do đó giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.

Phát âm không chính xác

Ảnh hưởng đến việc phát âm do giảm hoặc mất mối tương quan răng – môi – lưỡi làm cho người bệnh phát âm bị ngọng.

Lệch khớp cắn

Các răng kế cận có xu hướng xê dịch vào khoảng trống mất răng. Các răng đối diện vùng mất răng có thể trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu  phát sinh các vấn đề về khớp cắn và thay đổi hình dáng khuôn mặt.

Xương hàm bị thoái hóa sớm

Sau khi mất răng, các xương xung quanh ổ răng đã mất sẽ tiêu dần đi. Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt, cằm và môi. Do đó, quá trình tiêu xương hàm sẽ làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như: hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

Ảnh hưởng tới dây thần kinh

Răng ngoài chức năng ăn nhai còn có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác, vận động của các cơ mặt thông qua dây thần kinh. Tuy nhiên khi mất răng, tình trạng tiêu xương hàm kéo dài, dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc hơn (bệnh loạn năng thái dương hàm) gây đau đầu là triệu chứng thường thấy của bệnh này.

Do vậy khi bị mất chân răng bạn nên đi phục hình răng càng sớm càng tốt để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống sẽ không bị ảnh hưởng.

Giải pháp khắc phục tình trạng mất răng lâu ngày

Để khắc phục tình trạng mất răng hàm lâu năm gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, người mất răng có thể lựa chọn các phương pháp trồng răng giả như sau:

Hàm giả tháo lắp

Phương pháp này có thể thay thế nhiều răng hàm đã mất bằng một hàm giả có cấu tạo gồm nền hàm (hoặc khung hàm) được làm từ nhựa dẻo, có màu hồng nhạt như nướu và răng sứ phục hình phía trên, được cố định bằng các móc cài làm từ Titan. Hàm giả tháo lắp gồm 2 loại là hàm toàn phần và hàm bán phần.

Hàm giả tháo lắp bán phần

Ưu điểm:

  • Hàm tháo lắp đơn giản, không gây đau.
  • Được làm bằng các chất liệu an toàn.
  • Chi phí thấp.

Hạn chế:

  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm và những biến dạng ở khuôn mặt.
  • Lực nhai yếu, không nhai được đồ ăn cứng và dai.
  • Răng lỏng lẻo, dễ bung tuột khi nhai hoặc nói chuyện.
  • Dễ gây hôi miệng do nền hàm không khít.
  • Cần phải tháo ra để vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ gây nhiều bất tiện.
  • Tuổi thọ răng chỉ từ 3-5 năm.

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định, thay thế một hoặc nhiều răng hàm đã mất. Để trồng răng giả bằng cầu răng sứ, Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế cận để làm trụ nâng đỡ một dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau, gắn chặt trên trụ nâng đỡ bằng xi măng nha khoa. Lưu ý, để phục hình răng bằng cầu răng sứ, hai răng thật kế cận cần khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nha khoa hay bị xô lệch.

Mão răng sứ được chụp lên hai trụ cầu đã được mài mòn

Ưu điểm:

  • Răng được cố định chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp.
  • Thực hiện nhanh chóng.
  • Độ thẩm mỹ cao hơn so với hàm giả tháo lắp.
  • Khá an toàn với cơ thể.

Hạn chế:

  • Không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, biến dạng ở khuôn mặt.
  • Do xương hàm bị tiêu nên chỗ mất răng bị tiêu hõm xuống so với hai răng thật kế cận, khiến cầu răng không khít với nướu, tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn trú ngụ.
  • Vì phải mài 2 răng thật kế cận nên dễ gây tổn thương tủy răng, dẫn đến đau đớn và làm mất 2 răng thật này.
  • Dễ bị ê buốt, viêm nướu sau khi mài cùi răng.
  • Buộc phải thay thế bằng phương pháp khác khi 1 trong 2 trụ cầu bị hư hỏng, không thể nâng đỡ cầu răng.
  • Chỉ áp dụng được cho trường hợp mất một răng hoặc mất một vài răng.
  • Chi phí trồng răng khá cao nhưng tuổi thọ của răng thấp, từ 7 – 10 năm nếu chăm sóc tốt. Vì vậy cần phải làm lại nhiều lần.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là việc phục hồi lại răng bị mất với đầy đủ thân và chân răng, bằng cách cấy ghép các trụ kim loại được cấu tạo từ Titan nguyên chất vào trong xương hàm ở vị trí răng bị mất với ưu điểm:

Cấu tạo răng của răng Implant

Ưu điểm:

  • Khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm và các răng xung quanh bị xô lệch.
  • Không cần phải mài mòn răng kế cận như cầu răng sứ, giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng.
  • Phục hồi thẩm mỹ hài hòa, gần như mong muốn, không bung tuột khi nhai hoặc nói chuyện.
  • Trụ Implant được làm từ Titanium có khả năng tương thích tốt với xương hàm.
  • Tuổi thọ của răng rất cao, lên đến 20 năm, thậm chí gần như vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
  • Áp dụng cho mọi trường hợp mất răng.

Hạn chế:

  • Do cần phải thực hiện cẩn thận và tỉ mỉ nên thời gian trồng răng Implant dài hơn so với các phương pháp khác.
  • Chi phí điều trị Implant cao nhưng chỉ cần làm một lần duy nhất.

Mất nhiều răng hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó đáng chú ý nhất là tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa gương mặt. Vì vậy, người bị mất răng nên có phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương cũng như phục hồi chức năng ăn nhai của răng hàm.

Răng Implant sau khi được cấy hoàn toàn không gây hại đến cơ thể. Việc sử dụng răng Implant  được các chuyên gia đánh giá cao, có độ tin cậy đối với người dùng. Đây là giải pháp lý tưởng nhất để phục hồi lại răng bị mất. Bạn muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ trồng răng Implant có thể gọi tổng đài 0763.29.6666 nhé.