Răng khấp khểnh nên làm gì? niềng răng có là phải giải pháp tốt nhất?

Hàm răng đều đẹp là điều đáng mơ ước của nhiều bạn, tuy nhiên thực tế số lượng người có hàm răng đẹp tự nhiên không nhiều, do trong quá trình mọc răng có nhiều tác động khác nhau lên răng khiên răng không đều và tình trạng răng khấp khểnh rất phổ biến trên thế giới. Làm thế nào để khắc phục tình trạng răng khấp khểnh, cùng Delia tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây: 

Răng khấp khểnh, không đều nên làm gì

Răng khấp khểnh, không đều nên làm gì

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh là răng mọc sai lệch về vị trí, thế, phương và chiều của răng, răng mọc chồng chéo, mọc xoắn vào với nhau hoặc hàm trên và hàm dưới bị biến dạng, không cùng tỷ lệ, hàm lồi ra quá mức hoặc móm vì hàm móm nhô ra, cách xa với răng hàm trên….

Răng khấp khểnh sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai, khó vệ sinh răng miệng dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu…và có nguy cơ mất răng. Người có răng khấp khểnh luôn cảm thấy tự ti trong giao tiếp.

Các tình trạng răng khấp khểnh phổ biến trên thế giới

Các tình trạng răng khấp khểnh phổ biến trên thế giới

5 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng khấp khểnh:

  • Di truyền là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình răng mọc có đều hay không? Nếu răng của bố mẹ mọc khấp khểnh, thì khả năng răng của con cái bị khấp khểnh cũng rất cao.
  • Mất răng quá sớm cũng làm ảnh hưởng đến vị trí của các răng khác, vì mọc chen chúc nhau lên những vị trống trên cung hàm. Răng có kích thước quá lớn, làm những răng còn lại không có chỗ mọc, chen lấn sang vị trí của những răng khác, gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc.
  • Trường hợp bị mất răng, người bệnh phục hình cầu răng sứ hay bọc răng gây áp lực lên răng, các răng cắn lên nhau, làm răng di chuyển, gây ảnh hưởng đến khớp cắn, xảy ra tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh.
  • Răng khấp khểnh còn do những thói quen xấu từ khi còn nhỏ như: mút tay, đẩy răng…làm răng bị lệch, khớp cắn hở, hàm trên và hàm dưới có khoảng cách, ảnh hưởng đến việc mọc răng.
  • Nếu bị chấn thương , nhiễm trùng, viêm nướu…cũng rất dễ ảnh hưởng đến răng của bạn vì nó sẽ làm răng lung lay, gây ảnh hưởng đến cả khớp cắn. Càng về già, răng càng có xu hướng di chuyển về phía trước, nguyên nhân là do mật độ xương hàm bị giảm đi theo thời gian, làm thay đổi hình dạng răng, răng dần dịch chuyển về phía trước

Thậm chí có một số trường hợp, khi răng lệch lạc nặng có thể khiến hàm trên và dưới không khớp nhau dẫn đến nói ngọng, nói đớt. Chình vì vậy, dù nguyên nhân gây ra tình trạng răng khấp khểnh là gì đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là tìm giải pháp chỉnh nha kịp thời.

Răng khấp khểnh nhẹ

Răng khấp khểnh nhẹ

Răng khấp khểnh nặng

Răng khấp khểnh nặng

Xem thêm ngay:

Xem tướng răng khấp khểnh

Răng khểnh là chiếc răng rất chắc, trông giống răng nanh con hổ nên còn được gọi là răng nanh. Nếu có răng khểnh hay còn gọi là răng duyên (trường hợp 2 răng mọc chồi ra ngoài hàm) khiến cho 1 số người duyên dáng hơn.

Theo nhân tướng học, người có răng khểnh thường nhanh nhẹn, hoạt bát và khá thẳng thắn. Tuy nhiên, không có tính nhẫn nại và ít khi thể hiện cảm xúc. Người có răng khểnh rất kiên trì và cố gắng trong công việc. Nhưng về trung vận cuộc sống mới ổn định, tài vận mới hanh thông hơn.

Với trường hợp răng khấp khểnh nhiều, mọc quá lộn xộn thì đây lại là điềm xấu. Người này luôn khó chịu trong cuộc sống, kém cỏi trong giao tiếp. Nên không được mọi người yêu quý, không hòa đồng. Theo nhân tướng học, người có răng lộn xộn có nhiều tà tâm, ăn nói hàm hồ, khó nghe, người này chỉ thích hợp với công việc chân tay.

Tướng số người răng khểnh, răng khấp khểnh

Tướng số người răng khểnh, răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh nên làm gì?

Nếu như bạn cảm thấy hàm răng khấp khểnh ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ thì có thể khắc phục tình trạng răng bằng phương pháp chỉnh nha hay bọc răng sứ.

Chỉnh hàm răng khấp khểnh bằng phương pháp niềng răng

Theo các Nha sĩ thì khi răng bị khấp khểnh thì niềng răng là giải pháp hiệu quả và an toàn. Với nhiều loại mắc cài khác nhau, chúng ta có thể dễ dàng có được lựa chọn phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và tình trạng răng hàm.

Niềng răng cũng là giải pháp dành cho những ai bị chấn thương mô răng, răng nhô ra phía trước, răng chồng chéo lên nhau quá nhiều, hàm trên và hàm dưới không khớp nhau hoặc sai lệch vị trí hàm. Tiến hành niềng răng càng sớm chúng ta càng nhanh chóng thoát khỏi những vấn đề răng miệng, để có được cuộc sống thoải mái hơn.

Những lợi ích khi niềng răng, đó là bạn sẽ không phải mài cùi răng và răng không bị ảnh hưởng tới răng thật, răng vẫn đảm bảo chức năng nhai 100%. Tuy nhiên thời gian làm sẽ kéo dài lâu hơn khi làm răng sứ – bạn cũng sẽ phải kiên trì tái khám hàng tháng để có được kết quả tốt nhất.

Niềng răng chữa răng khấp khểnh

Niềng răng chữa răng khấp khểnh

Răng khấp khểnh nhiều có bọc sứ được không? 

Nếu bạn băn khoăn liệu răng khấp khểnh có nên bọc răng sứ thì câu trả lời là răng khấp khểnh có bọc được răng sứ. Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời như:

  • Bọc răng sứ giúp hàm răng mọc xô lệch, chen chúc, không theo đường lối. Trở nên đều và thẳng hàng hơn.
  • Không chỉ giúp tái tạo hình thể răng. Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh còn giúp màu sắc răng hết ố vàng, xỉn màu và trở nên trắng sáng hơn.
  • So với niềng răng, bọc răng sứ giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi. Nhanh chóng có được hàm răng đều đẹp như mong muốn. Trong một số trường hợp, bọc răng sứ còn là cách để bảo vệ răng. Giảm thiểu vi khuẩn phát triển, và bảo vệ răng không bị sốc nhiệt.
  • Với các trường hợp răng khấp khểnh, bác sĩ sẽ giúp bạn tái tạo khớp cắn một cách chuẩn xác, từ đó giúp ăn nhai và vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn.

Bọc răng sứ chữa răng khấp khểnh

Bọc răng sứ chữa răng khấp khểnh

Bọc răng sứ chữa răng khấp khểnh, ố vàng, tinh thể không đẹp

Bọc răng sứ chữa răng khấp khểnh, ố vàng, tinh thể không đẹp

Mặc dù có nhiều ưu điểm như nhanh chóng, như giúp răng đều đẹp và thẳng hàng, vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Điều chỉnh khớp cắn giúp ăn nhai thoải mái. Nhưng không phải trường hợp răng khấp khểnh nào cũng nên bọc răng sứ.

Bởi răng khấp khểnh thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do hàm răng của bạn không có đủ không gian. Dẫn đến các răng mới khi mọc lên có thể bị xô lệch. Mọc xiên ra phía trước hoặc sau, làm xô nghiêng. Thậm chí mọc đè lên vị trí của các răng cũ.

Một số trường hợp khác hàm trên và dưới của không cùng kích thước. Hoặc bị biến dạng dẫn đến hô khi hàm trên lồi ra quá mức. Thậm chí móm khi hàm dưới nhô ra phía trước. Khiến hàm dưới và răng cách xa răng hàm trên.

Trong khi đó, bọc răng sứ là phương pháp chỉ điều chỉnh được hình dáng thân răng. Không chỉnh được chân răng, ổ xương răng. Trong trường hợp răng khấp khểnh quá nặng. Nói cách khác, trường hợp răng khấp khểnh nặng, vị trí chân răng cao thấp không đồng đều. Bác sĩ thường khuyến nghị chỉnh nha để mang lại kết quả tốt hơn.

Như vậy, bọc răng sứ chỉ nên áp dụng trong các trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh ở mức độ nhẹ đi kèm với hiện tượng răng ố vàng, mòn men răng,…

Tóm lại, để xác định tình trạng răng khấp khểnh của bạn có thể bọc sứ hay cần phải chỉnh nha, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Liên hệ ngay Hotline: 0763.29.6666 để được giải đáp trực tiếp thắc mắc, hoặc đăng ký thông tin theo form dưới đây để được gọi lại!