Sâu chân răng là một bệnh lý phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân mình gặp phải tình trạng này? Phương hướng khắc phục tình trạng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được đáp án của những thắc mắc trên một cách chính xác nhất.

Chân răng bị sâu ảnh hưởng trầm trọng tới sinh hoạt và cuộc sống người bệnh
Sâu chân răng là gì? Tại sao nhiều người gặp phải tình trạng sâu chân răng?
Sâu chân răng là tình trạng cấu trúc của chân răng – nơi tiếp giáp với nướu bị tổn thương, phá hủy do sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại. Từ đó người bệnh dễ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng về răng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng nếu như không điều trị sớm.
Hiện nay chân răng bị sâu là tình trạng ngày càng phổ biến, nguyên nhân là do:
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng sai cách
Khi vệ sinh răng nhiều người sử người sử dụng bàn chải quá cứng, tác động lực quá mạnh khiến răng bị tổn thương. Lâu dần thói quen này sẽ gián tiếp khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào những vùng răng tổn thương, tạo ra những lỗ sâu và phá hủy cấu trúc răng gốc.

Bên cạnh đó việc không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn rất dễ khiến chân răng bị vi khuẩn sâu. Nguyên nhân là do thức ăn mắc lại trong các kẽ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuyển sâu răng phát triển.
Cao răng dày tạo thành mảng bám tích tụ lâu ngày
Cao hay vôi răng nếu tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu chân răng. Bởi lẽ lâu dài quá trình vôi hóa diễn ra, lan rộng tới chân răng. Khi ăn, thức ăn dễ mắc lại tại đây, điều này đã tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sâu răng sinh sôi và phát triển.

Tuổi tác càng cao nguy cơ chân răng bị sâu càng lớn
Khi tuổi càng cao đồng nghĩa với việc sức khỏe răng miệng sẽ không còn tốt. Đặc biệt khi về già nguy cơ nướu bị tụt rất cao, phần chân răng lộ ra ngoài. Điều này gián tiếp khiến vi khuẩn sâu răng có thể tấn công bất cứ lúc nào nếu như không chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt.

Di truyền từ người thân trong gia đình
Mặc dù sâu chân răng không phải là một bệnh lý di truyền. Tuy nhiên đây lại là biến chứng của nhiều căn bệnh di truyền thường gặp như mòn cổ răng, men răng yếu,… Những bệnh lý này khiến răng trở nên suy yếu và khả năng bị vi khuẩn sâu răng tấn công vào chân răng là rất cao.

Bên cạnh những nguyên nhân vừa đề cập bên trên, có thể kể thêm một số nguyên do khác khiến nhiều người phải đối diện với tình trạng răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng như chấn thương, răng mọc lệch lạc, hút thuốc lá, tiểu đường, sử dụng thuốc tây,…
Nhận biết sâu chân răng khó hay dễ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này. Chính vì thế khả năng mắc phải bệnh lý này vô cùng cao. Việc nhận biết bản thân có gặp phải tình trạng trên hay không rất dễ dàng bằng mắt thường. Nếu bạn nhận thấy mình có những dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng thăm khám nha sĩ để điều trị sâu chân răng sớm nhé!

Có 2 mức độ sâu chân răng bạn nên biết
- Mức độ nhẹ: Xuất hiện những vết đen nhỏ xung quanh chân răng và thân răng, chưa gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu.
- Mức độ nặng: Lỗ đen to và lan rộng ở xung quanh chân răng và thân răng, có cảm giác đau nhức, ê buốt, sưng, nướu bị đau dai dẳng với tần suất lớn.
Sâu chân răng có nguy hiểm không? Hiểm họa khôn lường nếu không điều trị sớm
Phần chân răng nằm ở dưới nướu và được nướu bảo vệ kỹ càng. Tuy nhiên nếu như vi khuẩn sâu răng tấn công và làm tổn thương răng thì mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu như người bệnh không điều trị từ sớm. Khi để quá lâu việc điều trị cũng sẽ khó khăn do lỗ sâu đã lan rộng và chi phí điều trị cũng sẽ tăng lên.

Cụ thể hơn tình trạng này tiềm ẩn một số bệnh lý như nhiễm trùng miệng, vùng quanh răng bị chảy mủ kèm theo đau nhức, áp xe răng được hình thành, chết tủy, lở loét/nhiễm trùng mô nướu xung quanh răng, tác động đến dây thần kinh gây ra tình trạng đau đầu,…
Giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng sâu chân răng
Nếu không điều trị dứt điểm từ sớm, tình trạng sâu răng sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên tùy theo mức độ, các bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục theo phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều trị sâu chân răng ở mức độ nhẹ
Khi vi khuẩn chưa làm ảnh hưởng quá nhiều tới chân răng – cụ thể là lớp ngà răng, các bác sĩ sẽ thường gợi ý bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phục hồi với Florua. Đây là chất giúp tăng cường men răng đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng phát triển mạnh.

Điều trị sâu chân răng ở mức độ nhẹ bằng Florua
Các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên điều trị bằng Florua kết hợp với việc sử dụng nước súc miệng, dầu bóng, gel, kem đánh răng,… để cải thiện tình trạng này của người bệnh.
Điều trị sâu chân răng ở mức độ trung bình – nặng
Ở giai đoạn tiếp theo, mức độ sâu của người bệnh đã phát triển hơn đòi hỏi phương pháp điều trị cũng sẽ thay đổi. Dưới đây là một số cách điều trị chân răng sâu ở giai đoạn này:
Trám lỗ chân răng
Trám hay hàn răng là phương pháp phổ biến trong trường hợp xuất hiện các lỗ chân răng bị sâu . Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ rồi loại bỏ vi khuẩn sâu răng bằng tia laser, máy khoan hoặc dụng cụ mài mòn. Tiếp theo bác sĩ sẽ làm sạch những vết sâu ở chân răng bằng dụng cụ chuyên dụng và đặt miếng trám để thay thế phần răng bị tổn thương. Từ đó răng sẽ được bảo vệ và khôi phục chức năng ăn nhai cho người bệnh.

Bọc răng sứ
Một giải pháp khác mà bác sĩ khuyến khích bệnh nhân lựa chọn hơn khi mức độ sâu chân răng này chính là bọc răng sứ. Nguyên nhân là do sau một thời gian dài sử dụng, miếng trám rất dễ bị bung ra, vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập, ảnh hưởng đới chân răng bị sâu trước đó.
Do vậy bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân lựa chọn bọc sứ hơn vì độ bền cao cũng như tính thẩm mỹ tốt hơn.Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và làm sạch chân răng bị sâu. Kế đến khi bọc sứ bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ cùi răng, sau đó sẽ bọc mão sứ lên trên.

Nha khoa Quốc tế Delia – Địa chỉ bọc răng sứ hàng đầu cả nước
Cập nhật các vấn đề bọc răng sứ:
Điều trị sâu răng ở mức độ nặng – nghiêm trọng
Trong các trường hợp nghiêm trọng khi răng đã bị phá hủy vào trong tủy, bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân trồng răng Implant trong trường hợp răng không thể phục hồi được. Tuy nhiên, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước để tránh trường hợp răng bị nhiễm trùng, mất răng hoặc đau nhức kéo dài.

Sau đó bác sĩ sẽ nhổ răng và tiến hành cấy ghép Implant cho bệnh nhân. Bác sĩ sau khi gây tê sẽ tiến hành đặt trụ Implant vào trong răng . Đến khi xương hàm và trụ gắn chặt với nhau thì bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên để khôi phục răng cho người bệnh.
Xem thêm ngay các vấn đề chân răng:
2 lưu ý nên nhớ để phòng tránh sâu chân răng
Chân răng bị sâu là tình trạng gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt nó còn ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của con người. Chính vì thế bạn nên biết cách phòng tránh bệnh lý này bằng cách ghi nhớ những lưu ý sau:

Chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng tránh sâu chân răng
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày, sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng có chứa fluor, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong, kiểm tra sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh: Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều đường, quá nóng hoặc quá lạnh không tốt cho răng. Bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho răng miệng như sữa, hoa quả, rau xanh,…
Lời kết
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sâu chân răng. Không ai mong muốn mình sẽ phải trải qua cảm giác chân răng đau nhức. Tuy nhiên nếu như phải đối diện với điều đó, bạn hãy đến ngay Delia để được tư vấn và điều trị dứt điểm tình trạng khó chịu này nhé. Hãy đặt lịch hẹn trước qua số Hotline 076 329 666 để được chữa trị nhanh chóng nhé!